Nội dung bài soạn
Câu 1:
- Bài văn trên miêu tả cảnh sông nước ở Cà Mau.
- Bố cục, trình tự miêu tả:
- Phần 1: Từ đầu….một màu xanh đơn điệu”: ấn tượng chung về toàn cảnh sông nước Cà Mau.
- Phần 2: Tiêp theo ….khói sóng ban mai”: cảnh sông ngòi, kênh rạch vùng đất Cà Mau, nổi bật là hình ảnh con sông Năm Căn.
- Phần 3: Đoạn còn lại: Cảnh chợ Năm Căn
Vị trí quan sát của người miêu tả: ngồi trên thuyền xuôi theo các kênh rạch thuận lợi quan sát theo tình tự tự nhiên hợp lý, tả sông ngòi, kênh rạch, cảnh hai bên bờ, lúc tả kĩ, lúc lướt qua, làm cho cảnh hiện lên sinh động.
Câu 2:
- Ấn tượng ban đầu của tác giả là kênh rạch chằng chịt bửa giăng chi chít như mạng nhện.
- Những ấn tượng này được tác giả cảm nhận qua thị giác và thính giác.
Câu 3:
Tên đát, tên sông ngòi, kênh rạch ở đây được gọi theo đặc điểm riêng của nó. Nó tạo nên màu sắc riêng cho địa phương và cho thấy thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã.
Câu 4:
a) Sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sóng, rừng đước ở:
- Con sông rộng hơn ngàn thước
- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác
- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
b) Các động từ có trong câu: thoát, qua, đổ ra, xuôi vé. Không thể thay đổi trình tự các động từ trong câu vì như thế sẽ làm sai lạc nội dung, đặc biệt là sự diễn tả trạng thái hoạt động của con thuyền trong mỗi khung cảnh.
c) Những từ miêu tả màu sắc cùa rừng đuớc: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai => Tác dụng miêu tả các lớp cây đước từ non đến già.
Câu 5:
VD:
- Dọc theo sông là những lò than hầm gỗ đước.
- Những ngôi nhà ban đêm sáng rực đèn măng-sông.
- Đặc biệt nhất là người ta mua bán, ăn nhậu trên thuyền, trên sông nước.
- Nơi đây cũng là nơi quần tụ của một cộng đồng người sống hòa hợp: Đó là người Hoa Kiều, người Chà Châu Giang, người Miên với đủ giọng nói liu lô, đủ kiểu ăn mặc sặc sỡ.
Câu 6:
=>Cà Mau là một nơi độc đáo hấp dẫn vẫy gọi bước chân con người đến tìm hiểu, khám phá.