Nội dung bài soạn
Câu 1:
Bài văn có thể chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến "nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội". => Giới thiệu chung về cầu Long Biên qua một thế kỉ tồn tại.
- Đoạn 2: Từ "Cầu Long Biên khi mới khánh thành" đến "nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc". => Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng.
- Đoạn 3: Từ "Bây giờ cầu Long Biên" đến hết => Cầu Long Biên trong đời sống hiện tại và cảm nghĩ của tác giả.
Câu 2:
Đoạn văn từ Cầu Long Biên khi mới hình thành đến bị chết trong quá trình làm cầu khẳng định vai trò “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên.
So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn đọc thêm về cầu Thăng Long và Chương Dương, ta có thể thấy được tuy cầu Long Biên có quy mô nhỏ hơn nhưng lại đóng một vai trò quan trọng trong nhiều mặt suốt gần 100 năm khi mà cầu Thăng Long và cầu chương Dương chưa xuất
Câu 3:
a. VD:
- Đặc biệt là đoàn quân ra đi năm 1946.
- Những lần giặc Mĩ ném bom và cây cầu bao lần thương tích.
- Đối chọi với lũ lụt hung dữ của dòng sông Hồng.
b. Tác dụng gây ấn tượng mạnh mẽ, chân thực và cụ thể về một sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên là một chứng nhân sống.
c. So sánh:
Về ngôi kể:
- đoạn trước tác giả nhập vai ngôi thứ ba để kể,
- đoạn này tác giả trực tiếp xưng "tôi" (ngôi thứ nhất).
Về phương thức biểu đạt:
- đoạn trước chủ yếu tác giả dùng phương thức thuyết minh.
Về cách sử dụng từ ngữ:
- đoạn này tác giả sử dụng các từ ngữ có sắc thái biểu cảm mạnh mẽ như: nhớ như in, trang trọng, nằm sâu trong trí óc, say mê ngắm nhìn, yêu thương, quyến rũ, khát khao, bi thương, húng tráng, nhói đau, oanh liệt, oai hùng, thân thương, tả tơi, ứa máu...
Câu 4:
a. Lí do đặt tên là vì giúp người đọc có cảm giác tác giả thổi hồn vào sự vật, coi cầu Long Biên là người đương thơi của những thăm trầm lịch sử.
Không thể thay từ chứng nhân. Những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên được chứng kiến là:
- Cuộc kháng chiến chống Pháp: mùa Đông băn 1946
- Năm 1972, cầu Long Biên bị giặc Mĩ trút bom đánh phá.
Ý nghĩa: là chứng nhân sống động, đau thương và anh dũng của lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung và của thủ đô Hà Nội nói riêng.
b. So sánh: Câu cuối trong bài văn tuy dài hơn nhưng có sắc thái biểu cảm rõ hơn nhờ cách diễn đạt gợi những liên tưởng thú vị (nhịp cầu vô hình).
Lí do: vì cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử "sống động, đau thương và anh dũng" của người Việt Nam khiến khách du lịch nước ngoài phải "trầm ngâm", "đứng ở nhiều góc độ, ghi lại hình ảnh chiếc cầu" mỗi khi đến thăm nơi đây
Phần luyện tập
Tuỳ vào từng địa phương (nơi các em đang ở) mà tiến hành công việc thống kê, tìm hiểu những di tích lịch sử có ở địa phương mình. Lưu ý xem lại phần giải nghĩa cụm từ chứng nhân lịch sử để đảm bảo sự đúng đắn và chắc chắn trong việc sắp xếp, tìm hiểu, thống kê.