Siêu nhanh giải bài 28 Hóa học 12 Kết nối tri thức

<p>Giải siêu nhanh <strong>bài 28 Hóa học 12 Kết nối tri thức</strong>. Giải <strong>siêu nhanh</strong> Hóa học 12 Kết nối tri thức. Những phần nào có thể <em>rút gọn, lược bỏ và tóm gọn</em>. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm <strong>cách giải mới</strong> để học sinh lựa chọn. Để tìm ra <em>phong cách học</em> <strong>Hóa học 12 Kết nối tri thức </strong> phù hợp với mình.</p>

BÀI 28. SƠ LƯỢC VỀ PHỨC CHẤT

MỞ ĐẦU

Phức chất có trong một số thành phần quan trọng của sinh vật như hemoglobin, chất diệp lục,… Một số phức chất có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh ung thư. Vậy, phức chất là gì? Phức chất được hình thành như thế nào?

Giải rút gọn:

- Phức chất là hợp chất có chứa nguyên tử trung tâm và các phối tử.

- Phức chất được hình thành bởi nguyên tử trung tâm là cation kim loại hoặc nguyên tử kim loại liên kết với các phối tử và phối tử là anion hoặc phân tử.

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHỨC CHẤT

Câu hỏi 1: Cho các phức chất sau: [Cu(H2O)6]2+, [CoF6]3-, [Ni(CO)4], [PtCl2(NH3)2].

a) Hãy chỉ ra các phối tử và nguyên tử trung tâm trong mối phức chất trên.

b) Hãy cho biết số lượng phối tử có trong mỗi phức chất trên.

c) Hãy cho biết điện tích của mỗi phức chất trên.

Giải rút gọn:

a)


  [Cu(H2O)6]2+ [CoF6]3- [Ni(CO)4] [PtCl2(NH3)2]
Phối tử H2O F- CO NH3và Cl-
Nguyên tử trung tâm Cu2+ Co3+ Ni Pt2+

b) [Cu(H2O)6]2+ và [CoF6]3- có 6 phối tử, [Ni(CO)4] và [PtCl2(NH3)2] đều có 4 phối tử.

c) [Cu(H2O)6]2+ có điện tích là +2, [CoF6]3- có điện tích là -3, [Ni(CO)4] và [PtCl2(NH3)2] có điện tích là 0.

II. MỘT SỐ DẠNG HÌNH HỌC CỦA PHỨC CHẤT

Hoạt động nghiên cứu: Hãy xác định số lượng phối tử L trong phân tử hoặc ion phức chất ứng với mỗi dạng hình học ở Bảng 28.1.

Giải rút gọn:

Dạng tứ diện và vuông phẳng có 4 phối tử, dạng bát diện có 6 phối tử.

Hoạt động nghiên cứu: Hãy dự đoán dạng hình học của phức chất [Cu(H2O)6]2+.

Giải rút gọn:

Phức chất [Cu(H2O)6]2+ có 6 phối tử nên có dạng bát diện.

III. LIÊN KẾT TRONG PHỨC CHẤT

Câu hỏi 2: Cho các phức chất sau: [Ag(NH3)2]+ và [CoF6]3-.

Hãy chỉ ra nguyên tử trung tâm, phối tử và giải thích sự hình thành liên kết trong mỗi phức chất trên. 

Giải rút gọn:

[Ag(NH3)2]+: nguyên tử trung tâm: Ag, phối tử: NH3

- Liên kết được hình thành do phối tử NH3 cho cặp electron chưa liên kết vào AO trống của nguyên tử trung tâm Ag.

[CoF6]3-: nguyên tử trung tâm: Co3+, phối tử: F-

- Liên kết được hình thành do phối tử F- cho cặp electron chưa liên kết vào AO trống của nguyên tử trung tâm Co3+.

Câu hỏi 3: Phức chất aqua của Ni2+ và Zn2+ đều có dạng hình học bát diện.

a) Viết công thức hoá học của mỗi phức chất aqua trên.

b) Mô tả sự hình thành liên kết giữa phối tử và nguyên tử trung tâm trong mỗi phức chất trên.

Giải rút gọn:

a) [Ni(H2O)6]2+ và [Zn(H2O)6]2+

b) - Với [Ni(H2O)6]2+: phối tử HO cho cặp electron chưa liên kết vào AO trống của nguyên tử trung tâm Ni2+.

- Với [Zn(H2O)6]2+: phối tử HO cho cặp electron chưa liên kết vào AO trống của nguyên tử trung tâm Zn2+.

Xem thêm các bài Siêu nhanh giải hoá học 12 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Siêu nhanh giải hoá học 12 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.