BÀI 18. CẤU TẠO VÀ LIÊN KẾT TRONG TINH THỂ KIM LOẠI
MỞ ĐẦU
Kim loại được sử dụng nhiều trong cuộc sống như các kết cầu bằng thép, dây dẫn điện bằng đồng, đồ trang sức bằng vàng,… Kim loại có đặc điểm gì về cấu tạo nguyên tử và liên kết mà hữu dụng như vậy?
Giải rút gọn:
- Cấu tạo: hầu hết có tử 1 đến 3 electron ở lớp ngoài cùng, dễ nhường electron và có độ âm điện nhỏ hơn so với các nguyên tử phi kim. Ở nhiệt độ phòng, các đơn chất kim loại ở thể rắn có cấu tạo tinh thể, trừ thuỷ ngân.
- Lực liên kết hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron hoá trị tự do với các ion dương kim loại trong mạng tinh thể kim loại.
I. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA NGUYÊN TỬ KIM LOẠI
Hoạt động: Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tử hóa học, hãy cho biết:
1. Các nguyên tố khối s, d, f thường là kim loại hay phi kim?
2. Kể tên các kim loại thuộc nhóm IA và IIA.
3. Các nguyên tố kim loại thường có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?
Giải rút gọn:
1. Thường là kim loại.
2. Nhóm IA: Lithium, sodium, potassium, rubidium, cesium, francium.
Nhóm IIA: Beryllium, magnesium, calcium, strontium, barium, radium.
3. Thường có 1 đến 3 electron lớp ngoài cùng.
Câu hỏi 1: Viết cấu hình electron nguyên tử của Sc (Z = 21) và Ti (Z = 22). Cho biết một số electron ở lớp ngoài cùng và trên phân lớp d sát lớp ngoài cùng.
Giải rút gọn:
Sc: 1s22s22p63s23p63d14s2.
Ti: 1s22s22p63s23p63d24s2.
II. TINH THỂ KIM LOẠI
Câu hỏi 2: Hãy cho biết liên kết kim loại có đặc điểm gì giống và khác nhau với liên kết ion.
Giải rút gọn:
- Giống nhau: đều sinh ra bởi lực hút tĩnh điện.
- Khác nhau:
+ Liên kết ion: hình thành giữa hai ion mang điện tích trái dấu.
+ Liên kết kim loại: hình thành giữa các electron hoá trị tự do với các ion dương kim loại trong mạng tinh thể.