BÀI 17. ÔN TẬP CHƯƠNG 5
I. HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC
II. LUYỆN TẬP
Câu hỏi 1: Xét các cặp oxi hóa – khử sau:
Cặp oxi hóa – khử Al3+/Al Ag+/Ag Mg2+/Mg Fe2+/Fe Thế điện cực chuẩn (V) -1,676 +0,799 -2,356 -0,44
a) Kim loại có tính khử mạnh nhất, yếu nhất lần lượt là:
A. Mg, Ag. B. Al, Ag. C. Al, Fe. D. Mg, Fe.
b) Số kim loại khử được ion H+ thành khí H2 ở điều kiện chuẩn là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
c) Số kim loại khử được ion Ag+ thành Ag ở điều kiện chuẩn là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Giải rút gọn:
a) Chọn A vì Mg2+/Mg có thế điện cực chuẩn nhỏ nhất nên tính khử mạnh nhất và Ag+/Ag có thế điện cực chuẩn lớn nhất nên tính oxi hoá nhỏ nhất.
b) Chọn C vì chỉ có những kim loại khử được là: Al, Mg, Fe.
c) Chọn C vì chỉ những kim loại khử được là: Al, Mg, Fe.
Câu hỏi 2: Cho pin điện hóa tạo bởi hai cặp oxi hóa – khử ở điều kiện chuẩn: Pb2+/Pb và Zn2+/Zn với thế điện cực chuẩn tương ứng là -0,126 V và -0,762 V.
a) Xác định anode, cathode của pin điện.
b) Viết quá trình xảy ra ở mỗi điện cực và phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi pin hoạt động.
c) Xác định sức điện động chuẩn của pin.
Giải rút gọn:
a) Anode: Zn2+
Cathode: Cu2+
b) Anode: Zn → Zn2+ + 2e
Cathode: Cu2+ + 2e → Cu
c) Sức điện động chuẩn:
Câu hỏi 3: Sức điện động chuẩn của pin điện hóa gồm hai điện cực M2+/M và Ag+/Ag bằng 1,056 V.
Trong số các loại kim loại Cu, Fe, Ni, Sn:
a) Hãy cho biết kim loại nào phù hợp với M.
b) Lựa chọn kim loại M để pin điện hóa có sức điện động chuẩn lớn nhất.
Cho biết:
Cặp oxi hóa – khử Fe2+/Fe Ni2+/Ni Sn2+/Sn Cu2+/Cu Ag+/Ag Thế điện cực chuẩn (V) -0,44 -0,257 -0,137 +0,340 +0,799
Giải rút gọn:
a) Anode: M2+
Cathode: Ag+
Sức điện động:
Tra bảng: M là Ni.
b) Để sức điện động chuẩn lớn nhất hay ()max
Tra bảng thế điện cực chuẩn nhỏ nhất là Fe.