TUẦN 16
I - Bài tập về đọc hiểu
Thằng Cay ở bản Xốp-ò
Cay không được đi học. Bố mẹ Cay đều bị câm và điếc. Cay lớn lên khoẻ mạnh nhưng chỉ ê a được mấy tiếng. Nhiều lần Cay lén đến trường, ghé tai vào vách nứa nghe cô giảng. Giờ ra chơi, Cay lại lủi vào rừng,...
Môt lần, Cay thấy ở lưng dốc có một cô bé vai mang cặp sách, tay cầm cây nứa nhỏ cố rướn người chọc quả dâu da. Cay thoăn thoát trèo lên cây ngắt chùm quả chín đưa cho cô bé, ánh mắt như muốn nói : "Ăn đi !". Cô bé cảm ơn Cay. Lúc mở cặp cất chùm quả, cô bé bỗng bước hụt, sách vở tuột rơi xuống đất. Cay vội nhặt giúp. Quyền Tiếng Việt lật mở, Cay bị cuốn hút vào những hình vẽ vui mắt. Thấy thế, cô bé hỏi : "Cay thích học chữ à ?”. Cay gật đầu "Nhưng Cay không biết nói làm sao học được ?". Cay thừ người rội vội bỏ đi như để xua nỗi buồn tủi...
Hôm sau, Cay lại đến chỗ cây dâu đa. Cay hái rất nhiều quả chín nhưng chờ mãi chẳng thấy cô bé đến. Khi về nhà, Cay tron mặt ngạc nhiên: đang ngồi bên mẹ Cay là cô bé ấy. Thấy Cay về, mắt cô bé sáng lên, cô mở cặp lấy ra quyển Tiếng Việt đưa cho Cay : "Tớ là Na. Tớ sang bày cho cậu học." Cay cười hiền lành, mắt rơm rớm... Rồi Cay chạy vào nhà, lấy quyển vở bìa xanh đưa cho Na. Na tròn mắt kinh ngạc: không biết Cay học từ lúc nào mà đã viết được những đòng chữ ngay hàng thẳng lối...
Chuyện thằng Cay ở bản Xốp-ò lan nhanh đến các bản khác. Các tổ chức đoàn thể đến thăm, cho quà. Được bà con giúp đỡ, chỉ vài ngày, gla đình Cay đã có căn nhà lá rộng rãi ở bản mới. Giờ đây, Cay tới lớp học với khuôn mặt rạng rỡ...
(Theo Đinh Thanh Quang)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Cay có hoàn cảnh đáng thương như thế nào ?
a — Bố, mẹ bị câm điếc, Cay cũng chỉ ê a mấy tiếng, không được đi học.
b— Bố, mẹ bị câm điếc, Cay khoẻ mạnh nhưng chỉ biết nói vài tiếng.
c — Không được đi học, Cay thường lén đến trường đứng ngoài nghe giảng.
2. Cay và cô bé làm quen với nhau như thế nào ?
a — Gặp và làm quen với cô bé khi cùng đi hái quả dâu da ở lưng đốc
b — Trèo lên cây hái giúp dâu da, nhặt hộ sách vở khi cô bé làm rơi
c — Gặp và làm quen với cô bé khi đang học lén ở trường bị cô bắt gặp
3. Vì sao cô bé biết Cay rất thích học chữ ?
a — Vì biết Cay thường đi nghe lén bài giảng của cô giáo ở trường
b — Vì Cay nói với cô bé là mình rất thích học chữ và đến trường
c — Vì thấy Cay bị hút vào những hình vẽ trong sách Tiếng Việt
4. Câu chuyện kết thúc như thế nào ?
a — Cô bé sang nhà dạy Cay học nhưng rất ngạc nhiên vì Cay đã biết đọc
b — Cô bé sang nhà dạy Cay học nhưng rất ngạc nhiên vì Cay đã biết viết
c — Cay được mọi người giúp đỡ để có nhà ở, được đến trường đi học
(5) Bạn Cay trong câu chuyện có đức tính gì đáng yêu?
a - Thật thà, tốt bụng
b - Thật thà, ham học
c - Ham học, tốt bụng
II - Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Điền vào chỗ trống:
a) r, d hoặc gi: ........ành quà cho bé, ........ành chiến thắng, đọc .......ành mạch
b) iêm hoặc im: lúa ch......, tổ ch........, t....... thuốc, qủa t.......
c) iêp hay ip: rau d............, buồn ngủ d....... mắt, chất d........ lục, d....... may
2. Xếp 15 từ sau thành 3 nhóm từ đồng nghĩa và viết vào cột trong bảng:
anh dũng, nhân từ, trung thực, nhân hậu, dũng cảm, nhân ái, thành thật, gan dạ, chân thật, nhân đức, thật thà, can đảm, phúc hậu, thẳng thắn, gan góc
Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 |
3. Chọn từ chỉ màu trắng thích hợp (phau phau, trắng hồng, trắng bệch, trắng xoá) điền vào chỗ trống trong các câu thơ sau:
- Tuyết rơi .................. một màu
Vườn chim chiều xế .................. cánh cò
Da .................. người ốm o
Bé khoẻ đôi má non tơ ..................
4. Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) tả khuôn mặt của một em bé, trong đó có sử dụng ít nhất 2 từ đồng nghĩa chỉ màu trắng hoặc màu đen:
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................