TUẦN 9
I - Bài tập về đọc hiểu
Đàn bò trên đồng cỏ hoàng hôn
Đàn bò trên đồng cô xanh xanh
Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại.
Mùa rạo rực, chỉ đàn bò biết được
Vị cỏ râm ran, đầu lưỡi ngọt mềm.
Đàn bò đi đủng đỉnh
Một gam màu vàng óng trước thiên nhiên
Những chiếc bụng tròn căng mang mặt trời xuống núi.
Kìa, vầng trăng như chiếc tù và người chăn bò bỏ quên.
Đàn bò vàng trên đồng cỏ chiều yên
Tiếng mõ rơi, tiếng mõ rơi đều đều
Cả đống cỏ lút vào khoảng tối
Như vẫn còn rung nhịp mõ kêu.
Có một kẻ đi sau, người chăn bò mê mải
Túi áo gói đầy hương cỏ thơm
Trái tim đựng đầy tiếng sáo và tiếng mõ
Đôi mắt đong đầy giàn giạu suối trăng non
Đàn bò vàng trên đồng cỏ hoàng hôn.
(Nguyễn Đức Mỹ)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Bài thơ là một bức tranh phong cảnh về buổi nào trong ngày?
a - Buổi sáng sớm, khi mặt trời lên, đàn bò bắt đầu đi ăn
b - Buổi chiều, khi mặt trời xuống núi, đàn bò chuẩn bị về.
c - Đêm đã về khuya, khi trăng đã lên, đàn bò đã đi ngủ.
2. Những từ ngữ nào được tác giả dùng để tả cảm giác của đàn bò khi được ăn cỏ?
a - rạo rực, râm ran, ngọt mềm
b - xanh xanh, râm ran, ngọt mềm
c - gặm, rạo rực, râm ran
3. “Vị có râm ran” là vị cỏ thế nào ?
a — Vị cỏ ngấm vào lưỡi, cảm thấy rất ngon, rất ngọt ngào.
b — Vị cỏ ngấm vào lưỡi ran rát, 8ây cảm giác ngưa ngứa.
c — VỊ cỏ ngấm vào lưỡi, tạo cảm giác lan toả rộng dần ra.
4. Cảnh đàn bò ra về được miêu tả nhự thế nào ?
a — Đàn bò đủng đỉnh ra về, bụng tròn căng, đi trong khoảng trời vừa tối.
b— Đàn bò đủng đỉnh đi trên đồng cỏ xanh, trong ráng đỏ hoàng hôn.
c — Đàn bò vàng óng, bụng tròn căng, đủng đỉnh đi khi vầng trăng lên.
(5). Đoạn thơ “Có một kẻ đi sau, ... suối trăng non.” cho thấy điểm gì nổi bật ở người chăn bò ?
a — Rất yêu công việc của mình, cảm thấy hạnh phúc
b — Rất chăm chỉ và say mê làm công việc chăn bò
c — Rất mơ mộng và lãng mạn đối với việc chăn bò
II — Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn thơ :
a) n hoặc l
Mùa đông
Trời .....à cái tủ ...ạnh
Mùa hạ
Trời ...à cái bếp lò ....ung
Mùa thu
Trời thổi ....á vàng rung ....ả tả
(theo Lò Ngân Sủn)
b) n hoặc ng:
Rất sá........ là lửa ba.... đêm
Dưới đèn chú... em ngồi học
Nhớ mãi chuyệ... cây đuốc số.....
Nghĩ về ngọ.... lửa miền Nam.
(theo Xuân Dục)
2. Đoạn văn dưới đây có một số từ dùng sai (in nghiêng). Em hãy thay từ dùng sai bằng từ đồng nghĩa thích hợp và viết vào chỗ trống ở dưới:
Cây hoa hồng nhung đứng giữa vườn với vẻ kiêu ngạo. Thân cây mảnh mai, màu nâu sẫm, có gai to, sắc và nhọn. Những chiếc cành màu xanh như những cánh tay vươn lên đón lấy ánh năng và bầu không khí trong vắt, mát mẻ của mùa xuân. Những chiếc lá màu xanh thầm được tô điểm bởi những đường gân và viền răng cưa khẽ lung lay trong gió.
- Thay từ kiêu ngạo bằng từ...........................................
- Thay từ trong vắt bằng từ ............................................
- Thay từ iung lay bằng từ ...........................................
3. a) Gạch dưới các đại từ được dùng trong những khổ thơ sau :
(1) Tên tôi là gió
Đi khắp mọi nơi
Công việc của tôi
Không bao giờ nghỉ
(Xuân Quỳnh)
(2) Riêng mặt trời tỉnh nghịch
Ngậm mồi dưới đáy ao
Giật mấy lần không được
Còn làm ta ngã nhào
(Trần Đăng Khoa)
(3) Tớ là chiếc xe lu
Người tớ to lù lù
Con đường nào mới đắp
Tớ lăn bằng tăm tắp
(Trần Nguyên Đán)
b) Gạch dưới danh từ được lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, sau đó viết đại từ có thể thay thế cho danh từ đó vào chỗ trống ở dưới :
Ngay giữa trưa hè nắng đữ, con ong xanh vẫn cần cù, gan góc đi lùng bắt dế, sửa soạn chu đáo cho những đứa con của ong ra đời. Ong bay dưới ánh mặt trời, xanh loang loáng như một đường đạn lửa. Ong không biết là ong đã góp phần bảo vệ những vườn rau.
Thay thế danh từ lặp lại nhiều lần bằng đại từ .........................................................
4. Dựa vào những câu thơ trong bài “Tiếng ru” của Tố Hữu, hãy viết đoạn văn trình bày ý kiến nhằm khẳng định vai trò quan trọng của đất đối với núi và của sông đối với biến đồng thời phê phán thái độ của núi và biển :
Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn ?
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................