Phiếu bài tập tuần 6 tiếng Việt 5 tập 1

Phiếu bài tập tuần 6 tiếng việt 5. Nội dung của phiếu bài tập nằm gọn trong chương trình học của tuần 6. Nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức và ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải tiếng việt. Chúc các em học tốt!

TUẦN 6

I - Bài tập về đọc hiểu

Biển nhớ

Tôi vẫn nhớ, nhớ Đà Nẵng, nhớ con người nơi đây và nhớ nhất là biển Tân Mỹ An tuyệt đẹp.

Đêm, ánh trăng hắt xuống như dát vàng, dát bạc trên biển. Tiếng sóng ào ạt. Phải chăng biển đang hát lên bài ca tha thiết mặn mòi với rất nhiều cung bậc thăng trầm muôn thuở của nó? Phải chăng biển đang thì thầm những lời tâm sự của mình với con người? Chẳng ai có thể hiểu được nỗi lòng thăm sâu của biển. 

Gió đêm dịu dàng mơn man những rặng cây, mơn man mặt biển. Bạn có nghe tiếng gì không? Đó là tiếng hàng phi lao vi vu dạo nhạc nền cho vở kịch "Biển và ánh trăng" Đó là tiếng những chú dã tràng khẽ khàng xe cát.

Trăng đã lên cao, chắc khuya lắm rồi. Nhìn ra xa, biển thăm thẳm và màn đêm như hoà vào làm một. Ánh trắng sóng sánh trong phập phống ngực biển tạo ra luồng không khí óng ánh, huyền ảo. Đây là thực hay mơ ?

Đứng trước biển, tôi có thể tưởng tượng ra đủ điều: biển là tấm gương để chị Hằng đánh phấn, biển là một nhạc công nước tuyệt vời, biển là một người hào phóng vô  biên và cũng là một kẻ cuồng điên dữ dội. Biển làm người ta biết say mê, biết thức tỉnh, biết tìm về những kỉ niệm đã chìm sâu vào kí ức ... Nhiều ! Nhiều lắm !.. 

Tôi đã phác hoạ nên rất nhiều bức tranh vẻ biển trong đáy thăm lòng mình. Và tôi nhận ra rằng cũng nhờ biển mà mình lại có những suy nghĩ “hay ho” đến thế. “Cảm ơn bạn nhiều, biển thân yêu ạ !" — Tôi đã thốt lên như vậy khi tạm biệt biển Tân Mỹ An để trở về Hà Nội. 

(Theo Nam Phương)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Tác giả tả những nét gì nổi bát ở biển Tân Mỹ An ?

a — Ánh trăng, tiếng hát, gió, tiếng hàng phi lao, tiếng dã tràng, màn đêm

b — Ánh trăng, tiếng sóng, gió, tiếng hàng phi lao, tiếng dã tràng, màn đêm

c — Tiếng sóng, tiếng hàng phi lao, màn đêm, con dã tràng, mặt biển óng ánh

2. Ánh trăng trên biển được miêu tả qua những từ ngữ nào ?

a — Hắt xuống như đát vàng, dát bạc, sóng sánh, óng ánh, huyền ảo

b— Hắt xuống như dát vàng, dát bạc, lóng lánh, lung linh, mơ mộng

c — Chảy khắp cành cây, kế lá, sóng sánh, đầy mơ màng và huyền ảo

3. Biển được tác giả so sánh, liên tưởng với những gì ?

a - Tấm gương để chị Hằng đánh phấn, một nhạc công nước tuyệt vời, một người trầm tư, một kẻ cuồng điên dữ dội

b - Tấm gương để chi Hằng đánh phấn, một nhạc công nước tuyệt vời, một người hào phóng vô biên, một kẻ cuồng điên dữ dội

c - Tấm gương khổng lồ màu ngọc thạch, một nhạc công nước tuyệt vời, một người hào phóng vô biên, một kẻ cuồng điên dữ dội

(4). Biển có ý nghĩa như thế nào với tác giả ?

a — Là tấm gương trong để tác giả soi mình vào và có được những suy nghĩ rất thú vị

b — Đem lại cho tác giả nhiều sản vật quý, như một người hào phóng vô biên với tác giả

c — Khiến tác giả say mê, thức tỉnh, biết tìm về những kỉ niệm đã chìm sâu vào kí ức 

II - Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Điền dấu thanh đúng vị trí cho những chữ được in đậm trong các câu sau:

a) Ngưa chạy có bầy, chim bay có bạn.

b) Của mình thì giữ bo bo

Của ngươi thì để cho bò nó ăn.

c) Buôn có bạn, bán có phương

Làm ăn có xóm có làng mới vui.

2.

a) Nối từ ngữ ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B :

Phiếu bài tập tuần 6 tiếng Việt 5 tập 1

b) Chọn từ trong ngoặc điền vào từng chỗ trống cho thích hợp:

(1) Chú Dũng đã tìm được một công việc rất ............................

(2) Anh cần giải quyết mọi việc hợp tình, ..................................

(3) Chúng ta phải đồng tâm, ........................... để xây dựng công ti lớn mạnh.

(4) Họ ........................... làm ăn với nhau đã được gần một năm nay.

(Từ cần điền: Hợp tác, hợp lí, phù hợp, hợp lực)

(3) Thêm một từ vào những vị trí khác nhau trong "Xe bò lên dốc" để có hai câu diễn tả 2 ý khác nhau:

(1).......................................................................................................................................

(2).......................................................................................................................................

4. Điền vào chỗ trống để hoàn thành đơn xin gia nhập Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam (thuộc phường/ xã hoặc thị trấn):

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

............................, ngày ...... tháng ...... năm .............

ĐƠN XIN GIA NHẬP ĐỘI TÌNH NGUYÊN

GIÚP ĐỠ NAN NHÂN CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM

Kính gửi : Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ ......................

Em tên là :........................................................................................

Nam, Nữ:..........

Sinh ngày :.......................

Học sinh lớp ................ Trường Tiểu học............................................

Em đã được xem truyền hình và nghe giới thiệu về hoạt động của .....................................................

Em thấy hoạt động của Đội......................................................................

Em rất muốn tham gia vào những hoạt động của Đội để..............................................................

Vì vậy, em viết đơn này đề đạt nguyện vọng

....................................................................................

Em xin hứa thực hiện đúng những quy định của Đội và tham gia tích cực mọi hoạt động do Đội tổ chức.

Em xin chân thành cảm ơn

Người làm đơn

(Kí và ghi rõ họ tên)

.....................

5. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước... ).

Gợi ý

a) Mở bài : Giới thiệu bao quát về cảnh sông nước sẽ tả (cảnh gì, ở đâu, vào buổi nào).

b) Thân bài:

Tả sự thay đổi của cảnh sông nước theo thời gian (sáng, trưa, chiều); hoặc căn cứ vào cảnh vật cụ thể để chia ra từng phần của cảnh rồi lần lượt tìm ý, sắp xếp ý cho phần thân bài. VD (tả cảnh một dòng sông) :

- Sông chảy thăng hay quanh co uốn lượn ? Lòng sông rộng, hẹp ra sao ?

- Nước sông nhiều hay ít ? Màu sắc, đặc điểm của nước sông thế nào ?

Sông chảy chậm hay nhanh (chảy lững lờ hay chảy xiết, ...) ?

- Trên mặt sông có những hình ảnh gì nổi bật (nếu có) ?

- Cánh hai bên bờ sông có những nét gì làm em chú ý (về âm thanh, màu sắc,...)? (VD : cây cối, đồng bãi, con đê, điếm canh đê,... bến sông, bến đò, cây đa, quán nước, bè gỗ / tre / nứa, người hoạt động ở bến sông, ...)

c) Kết bài : Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về cảnh sông nước đã tả

(hoặc những liên tưởng gợi ra từ cảnh sông nước quê hương).

.....................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................

Lớp 5 | Để học tốt Lớp 5 | Giải bài tập Lớp 5

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 5, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 5 giúp bạn học tốt hơn.