TUẦN 14
I - Bài tập về đọc hiểu
Thanh Kiếm và Hoa Hồng
Một lần Thanh Kiếm và bông Hoa Hồng xinh đẹp cãi vã nhau. Thanh Kiếm cao giọng nói với Hoa Hồng:
- Tớ khoẻ hơn cậu và chắc chắn sẽ giúp ích cho con người nhiều hơn rồi! Còn câu yếu ớt và mảnh dẻ thế kia thì làm sao mà chống chọi với thiên tai, giặt giã được.
- Tôi không hiểu vì sao mà anh chê bai tôi như vậy? - Hoa Hồng nói - Phải chăng anh ganh tị vì anh không thể có được hương thơm và vẻ đẹp lộng lẫy của tôi?
- Cậu lầm, chỉ tiếc là vẻ đẹp của cậu chẳng để làm gì. - Thanh Kiếm lắc đầu, mỉa mai
Bống lúc đó, có một người thông thái đi tới. Bông Hoa Hồng và Thanh Kiếm bèn nhờ ông phân xử xem giữa Thanh Kiếm và Hoa Hồng. Thanh Kiếm bảo vệ cho con người chống lại kẻ thù và tránh được các mối hoạ. Còn Hoa Hồng đem lại hương thơm, sự ngoạt ngào và niềm vui sướng cho cuộc sống và trái tim họ...
Thanh Kiếm và Hoa Hồng hiểu ra, rối rít cảm ơn nhà thông thái. Cả hai bắt tay nhau thân thiện và không bao giờ cãi nhau nữa.
(Theo Truyện cổ tích A Rập)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
1. Vì sao Thanh Kiếm cho rằng mình có ích hơn Hoa Hồng?
a - Vì nó cứng rắn, có thể chống lại được kẻ thù
b - Vì nó khoẻ, sẽ giúp được nhiều người khách
c. Vì nó được tôi luyện, vượt qua mọi hiểm hoạ
2. Vì sao Hoa Hồng cho rằng mình hơn hẳn Thanh Kiếm?
a - Vì nó có hương thơm và vẻ đẹp lộng lẫy
b - Vì nó không có tính ghen tị như thanh kiếm
c - Vì nó không hề thích đánh nhau
3. Nhà thông thái trả lời như thế nào ?
a — Thanh Kiếm cần hơn vì giúp người chống kẻ thù và tránh hiểm hoạ
b— Hoa Hồng cần hơn vì đem ngọt ngào, hạnh phúc đến cho con người
c — Cả Thanh Kiếm và Hoa Hồng đều rất cần thiết cho con người.
(4). Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
a - Không nên kiêu căng, tự phụ, tự cho mình hơn hẳn người khác.
b - Không nên cãi nhau vì những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống.
c - Con người cần cả sức mạnh, hương thơm, niềm vui và sự ngọt ngào.
II - Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Điền vào chỗ trống :
a) tr hoặc ch :.......ồng cây, ........ồng chất, câu .........uyện, quyển ........truyện
b) ao hoặc au: ngôi s ........., mai s..........., vườn r........, tiếng r........... hàng
2) Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau thành bảng phân loại dưới:
Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm, hơn hai chục thanh niên coả nam lẫn nữ, vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống. Trong đám thanh niên xung kích, có người ngã, có người ngạt. Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão. Tóc dài của các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hoà lần với nước chát mặn. Đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.
Động từ | Tính từ | Quan hệ từ |
3. a) Viết các danh từ riêng trong đoạn thơ sau vào từng ô trong bảng:
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biển thành.
Đô kì đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.
(Đại Nam quốc sử diễn ra)
Tên người | Tên địa lí |
b) Viết các tên người, tên địa lí nước ngoài vào ô trống trong bảng đúng quy định:
Tên người | Tên địa lí |
Mác-Xim Go-Rơ-Ki/ .................... ............................................... Mo-ri-Xơn / .............................. An-be anh-xtanh / ................... ............................................... |
mát-xcơ-va / ............................ ............................................... Oa-sinh-Tơn / ............................ Tây ban nha / ........................... |
4. Dựa vào gợi ý, hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội em:
a) Phần mở đầu (Quốc hiệu, tiêu ngữ)
Tên biên bản
b) Phần chính
- Ghi thời gian (giờ, ngày, háng), địa điểm lập biên bản
- Ghi thành phần tham dự cuộc họp (giáo viên chủ nhiệm; số học sinh của lớp, tên bạn vắng mặt - nếu có)
- Ghi tên chủ toạ, thư kí cuộc họp
- Ghi nội dung cuộc họp
+ Cuộc họp bàn về việc gì? (VD: họp về việc tổ phân công giúp đỡ nhau trong học tập; họp lớp về việc đánh giá tháng thi đùa chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11; họp chi đội về việc cử đội viên giúp đỡ, chăm sóc gia đình Anh hùng, Liệt sĩ...)
+ Diễn biến chính của cuộc họp ra sao (ai phát biểu trước, ai phát biểu sau, nói điều gì) ?
+ Kết luận của cuộc họp như thế nào (người điều hành nói gì) ?
c) Phần kết thúc: Ghi rõ họ tên và chữ kí của chủ toạ và thư kí
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
BIÊN BẢN HỌP LỚP
I - Thời gian, địa điểm
1. Thời gian: ..................................................................
2. Địa điểm: ..................................................................
II - Thành phần tham dự
1. ..................................................................
2. ..................................................................
III - Chủ toạ, thư kí
1. Chủ toạ: ..................................................................
2. Thư kí: ..................................................................
IV - Nội dung cuộc họp
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Cuộc họp kết thúc vào hồi ....... giờ
Thư kí Chủ toạ
............... ...................