Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Từ láy". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1
Bài Làm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận
- Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra một sự hài hòa về âm thanh).
- Ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc vần.
B. Nội dung chính cụ thể
Từ láy là dạng đặt biệt của từ phức, được cấu tạo từ 2 tiếng, trong đó phần nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau hoặc chỉ 1 phần nguyên âm và phụ âm láy như nhau. Khác với từ ghép đa phần các từ cấu thành đều có nghĩa, từ láy có thể chỉ 1 từ có nghĩa, có thể không từ nào có nghĩa khi đứng riêng một mình.
Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận:
- Từ láy toàn bộ: Là loại từ đươc láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, ào ào. Đôi khi để nhấn mạnh một âm thanh hay hành động mà dấu câu có thể khác nhau như thăm thẳm, lanh lảnh, ngoan ngoãn, thoang thoảng, thăm thẳm, lanh lảnh, ngồn ngộn…
- Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn. Ví dụ như ngơ ngẫn, lác đác, dào dạt… Từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.
- Láy âm: là những từ có phần âm lặp lại nhau.
- Ví dụ: da dẻ, lấp lánh, thấp thỏm, xinh xắn, gầm gừ, kháu khỉnh, ngơ ngác…
- Láy vần: là những từ có phần vần lặp lại nhau.
- Ví dụ: lờ đờ, chênh vênh, càu nhàu, liêu xiêu, bồi hồi, cheo leo, bứt rứt…
Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng mạnh so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh.