Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Tìm hiểu chung về văn biểu cảm". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1
Bài Làm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
- Khi viết văn biểu cảm người ta có thể lồng vào một chút yếu tố như tự sự, miêu tả…để làm nổi bật lên sự vật, sự việc, con người được nói đến.
B. Nội dung chính cụ thể
- Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
- Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình, bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút…
- Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm tốt đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn nhq yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác…
- Cách biểu đạt:
- Biểu cảm trực tiếp qua tiếng kêu, lời than, ....
- Biểu cảm gián tiếp: khi muốn bày tỏ tình cảm của mình đối với chủ thể người ta không trực tiếp nói ra cảm xúc của mình mà gửi gắm vào đó qua những câu chuyện hoặc hành động được miêu tả.
- Khi viết văn biểu cảm người ta có thể lồng vào một chút yếu tố như tự sự, miêu tả…để làm nổi bật lên sự vật, sự việc, con người được nói đến. Từ đó có cái nhìn rõ hơn, dễ bộc lộ cảm xúc một cách chân thật..
Ví dụ 1:
Một sớm mai thức dậy, con đã cảm nhận được bàn tay mẹ hiền ôm ấp đêm qua, giờ đây lại chuẩn bị nắm cơm buổi sáng trước lúc ta đến trường. Khi ta vào lớp, bàn tay mẹ lại tần tảo nắng mưa ngoài nương rẫy lo cho ta buổi cơm thường nhật, từng mảnh áo ấm trong những tiết trời lập đông. Cứ thế, tình mẫu tử luôn hiện hữu, cứ mãi chở che, mơn trớn, vỗ về, yêu thương, trìu mến trên mỗi nẻo đường con đến lớp.
- Tình cảm biểu cảm ở đây là tình cảm của con dành cho mẹ thông qua những cảm nhận sâu sắc sự quan tâm của mẹ dành cho con.
Ví dụ 2:
" Nhớ nước, đau lòng con quốc quốc
Thương nhà, mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”.
(Trích Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
Trong bài thơ là nỗi nhớ thương đau đáu của nhân vật trữ tình về một nhà nước trong quá khứ. Đó còn là nỗi niềm hoài cổ về một chế độ cũ nay đã không còn.