Nội dung chính bài: Đại từ

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Đại từ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1

Bài Làm:


A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

  • Đại từ để trỏ dùng để:
    • Trỏ người, sự vật (đại từ xưng hô)
    • Trỏ số lượng
    • Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc
  • Đại từ để hỏi dùng để:
    • Hỏi về người, sự vật
    • Hỏi về số lượng
    • Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc

B. Nội dung chính cụ thể

1. Thế nào là đại từ?

Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.. Đây là một dạng thay thế cho một danh từ, động từ, tính từ… để chỉ một sự vật hoặc sự việc cụ thể, có hoặc không có từ hạn định. Đại từ rất dễ nhầm với danh từ nếu các bạn không đọc và hiểu rõ câu và cú pháp

  • VD: Đại từ trong câu: “Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ?" là chúng tôi.

2. Các loại đại từ:

  • Đại từ để trỏ: Dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động…được nói đến trong 1 ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc trò chuyện. Loại này có 3 nhóm chính là:
    • Đại từ để trỏ số lượng: gồm các từ như bao nhiêu, bấy nhiêu, nhiêu…
    • Đại từ để trỏ người hoặc sự vật: Gồm các từ như Nó, tụi nó, tôi, tụi này, tụi kia…
    • Đại từ chỉ hoạt động và tính chất: Gồm các từ như thế, vậy…
  • Đại từ để hỏi: Loại đại từ này có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu hỏi, dùng để hỏi một điều nào với người khác. Ví dụ như Ai?, gì?, ở đâu?, tại sao?. Có thể chia loại này thành đại từ hỏi số lượng,  hỏi về chất lượng, hỏi nguyên nhân, kết quả…

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Đại từ

Câu 1 (Trang 56 SGK)

a.Hãy xếp các đại từ trỏ người, sự vật theo bảng đã cho.
b. Nghĩa của đại từ mình trong câu “Cậu giúp đỡ mình với nhé!” có gì khác nghĩa của đại từ mình trong câu ca dao sau đây?

Mình về có nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.

Xem lời giải

Câu 2 (Trang 57 SGK) Khi xưng hô, một số danh từ chỉ người như ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cô, dì, con, cháu,... cũng được sử dụng như đại từ xưng hô. Ví dụ:

Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Hãy tìm thêm các ví dụ tương tự.

Xem lời giải

Câu 3 (Trang 57 SGK) Các từ đế hỏi trong nhiều trường hợp được dùng để trỏ chung. Ví dụ:

  • Hôm ấy ở nhà, ai cũng vui.
  • Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

  • Thế nào anh cũng đến nhé.

 Dựa theo những cách nói trên, hãy đặt câu với mỗi từ: ai, sao, bao nhiêu đế trỏ chung.

Xem lời giải

Câu 4 (Trang 57 SGK) Đối với các bạn cùng lớp, cùng lứa tuổi em nên xưng hô như thế nào cho lịch sự? Ở trường, ở lớp em, có hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự không? Nên ứng xử thế nào với hiện tượng đó?

Xem lời giải

Câu 5 (Trang 57 SGK) Em hãy so sánh sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa từ xưng hô tiếng Việt với đại từ xưng hô trong ngoại ngữ mà em đã học (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga).

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Viết đoạn văn có sử dụng từ láy, đại từ và chỉ rõ các từ láy, đại từ đó.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.