Nội dung chính bài: Chơi chữ

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Chơi chữ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1

Bài Làm:


A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
  • Các lối chơi chữ thường gặp: Dùng từ ngữ đồng âm; Dùng lối nói trại âm (gần âm); Dùng cách điệp âm; Dùng lối nói lái; Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
  • Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố.

B. Nội dung chính cụ thể

1. Thế nào là chơi chữ

  • Chơi chữ là cách biến hóa ngôn từ kết hợp tính nghệ thuật của người Việt. Nó được sử dụng phổ biến trong thơ ca chính thống và ca dao, tục ngữ gắn liền trong cuộc sống đời thường. Biện pháp tu từ này có tác dụng làm câu thơ, lời văn thêm phần dí dỏm, trào phúng và có tính giáo dục cao.
  • Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố.

2. Các lối chơi chữ.

  • Các lối chơi chữ thường gặp:

a. Dùng từ ngữ đồng âm

Bà già đi chợ cầu Đông 

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? 

Thầy bói xem quẻ nói rằng.

Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.

b. Dùng lối nói trại âm (gần âm)

  • Có tài mà cậy chi tài. Chữ tài liền với chữ tai một vần.

c. Dùng cách điệp âm

Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

d. Dùng lối nói lái

Con cá đối bỏ trong cối đá

 

Con mèo cái nằm trên mái kèo

 

e. Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa:

"Trăng bao nhiêu tuổi trăng già

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?"

hoặc:

Bà Đồ Nứa đi võng đòn tre, đến khóm trúc thở dài hi hóp .

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Chơi chữ

Câu 1: (Trang 165 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Đọc bài thơ dưới đây và cho biết tác giả đã dùng những từ ngữ nào để chơi chữ.

Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà,
Rắn đầu biếng học chẳng ai tha.
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,
Nay thét mai gầm rát cổ cha.
 Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối,
Lằn lưng cam chịu dấu roi tra
Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học
 Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.
( Lê Quý Đôn)

Xem lời giải

Câu 2: (Trang 165 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Mỗi câu sau đây có những tiếng nào chỉ các sự vật gần gũi với nhau? Cách nói này có phải là chơi chữ không?
- Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.
- Bà đồ Nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp.

Xem lời giải

Câu 3: (Trang 166 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo ( Hoa học trò, Thiếu niên Tiền phong, Văn Nghệ).

Xem lời giải

Câu 4: (Trang 166 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Năm 1946 bà Hằng Phương biếu Bác Hồ một gói cam , Bác Hồ đã làm một bài thơ tỏ lòng cảm ơn như sau:

Cảm ơn bà biếu gói cam
Nhận thì không đúng, tư làm sao đây?
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?

Trong bài thơ này, Bác đã dùng lối chơi chữ như thế nào?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.