Nội dung chính bài: Các bước tạo lập văn bản

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Các bước tạo lập văn bản". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1

Bài Làm:


A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Để làm nên một văn bản, người tạo lập văn bản cần lần lượt thực hiện các bước:
    • Định hướng chính xác
    • Tìm ý và sắp xếp các ý có một bố cục rành mạch, hợp lí
    • Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau
    • Kiểm tra lại văn bản để xem có đạt các yêu cầu đã nêu chưa và cần sữa chữa gì không.

B. Nội dung chính cụ thể

Bước 1: Định hướng chính xác

Để tạo lập 1 văn bản ( VD như viết thư) ta cần xác định những vấn đề gì?

  • Viết cho ai? (Đối tượng viết) => Cách viết, cách xư­ng hô phù hợp, cách dùng từ ngữ hợp lí.
  • Viết để làm gì? (Mục đích viết) => Chọn nội dung và phương thức biểu đạt.
  • Viết về cái gì? (Nội dung viết) => Để tránh lạc đề, xa đề, lan man.
  • Viết như thế nào? (Cách thức viết) => Giúp ng­ười viết đi đúng  hướng, viết rõ ràng, mạch lạc, ng­ười đọc dễ tiếp nhận văn bản -> hiệu quả giao tiếp cao.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý:

  • Tạo bố cục rõ ràng, rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định h­ướng văn bản.
  • Tạo cho nội dung văn bản có sự thống nhất; tránh thiếu hoặc trùng lặp ý.

Bước 3: Viết bài:

  • Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau. Đây là việc chiếm nhiều thời gian nhất trong quá trình tạo lập văn bản.

Bước 4: Kiểm tra văn bản

  • Dựa vào các yêu cầu đã nêu.
  • Sửa chữa (nếu có lỗi ...)

=> Bỏ qua 1 trong 4 vấn đề đều không được, không tạo ra văn bản.

Ví dụ: Chú mèo nhà em.

Bước 1: Định hướng chính xác:

  • Nhân vật chính trong bài: chú mèo.
  • Phương thức biểu đạt: kể kết hợp miêu tả, biểu cảm

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý:

I. Mở bài: Gia đình em có nuôi một chú mèo rất đẹp, ngày ngày em luôn dành thời gian chăm sóc và chơi đùa với chú mèo đáng yêu này và coi nó như một người bạn động vật đặc biệt của mình.

II. Thân bài:

a. Tả khái quát:

Chú mèo nhà em được đặt cho một cái tên rất ngộ nghĩnh: Mun một phần là bởi em rất yêu bún nhưng còn là bởi chú mèo nhà em có bộ lông trắng muốt trông rất đẹp.

b. Tả chi tiết:

  • Chú có bộ lông mềm, dày, trắng muốt, lúc nào em cũng muốn được ôm chú vào lòng mà vuốt ve âu yếm
  • Cái đầu tròn tròn với hai cái tai nhỏ xinh như hai chiếc là lúc nào cũng dựng đứng lên làm em thấy nhớ vô cùng mỗi khi xa nhà không được gặp.
  • Nếu như chó có cái mũi thính thì mèo có cái mắt tinh nhạy, chú mèo nhà em cũng không phải một ngoại lệ. Đôi mắt mèo bình thường trông thật hiền nhưng đến mỗi đêm đi săn mồi, đôi mắt ấy sáng lên đầy vẻ tinh ranh.
  • Bốn chân thon nhỏ của chú leo trèo thoăn thoắt, nhiều khi chính bởi cái tinh nghịch đó mà chú bị em phạt vì đã trèo lên bàn học cào sách vở của em.
  • Bún nhà em tuy nghịch ngợm một tẹo nhưng lại rất biết nghe lời mọi người trong nhà, bị mắng là không dám phá phách đồ trong nhà nữa.
  • Khác với nhiều chú mèo khác. Mun nhà em lại là một con mèo sợ chuột điển hình, nhà có chuột là không dám bắt, lúc nào cũng leo lên bậu cửa sổ nằm sưởi nắng, ngoe nguẩy cái đuổi trắng muốt xinh xắn, mềm mượt.
  • Em rất thích ôm Bún vì nó rất ấm và mềm mại, nhiều khi lỡ ngủ quên mất trên ghế, nằm mơ những giấc mơ đẹp, ở đó có Bún đang chơi cùng em…

III. Kết bài:

  • Nêu cảm nghĩ của bản thân đối với chú mèo

Bước 3: Viết bài.

Bước 4: Kiểm tra lại bài.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Các bước tạo lập văn bản

Câu 1 (Trang 46 SGK) Em đã từng tạo lập văn bản trong những tiết tập làm văn. Hãy trả lời các câu hỏi sau
a. Khi tạo nên các văn bản ấy, điều mà em muốn nói có thật sự cần thiết không?
b. Em thấy mình đã thực sự quan tâm đến việc viết cho ai chưa? Việc quan tâm ấy có ảnh hưởng tới nội dung và hình thức bài viết  như thế nào?
c. Em có lập dàn bài khi làm bài văn không? Từ kinh nghiệm của bản thân, em thấy việc xây dựng bố cục có ảnh hưởng thế nào đến kết quả của bài làm.
d. Sau khi hoàn tất bài văn, em có thường kiểm tra lại hay không? Việc kiểm tra, sửa chữa bài viết có tác dụng như thế nào?

Xem lời giải

Câu 2 (Trang 46 SGK) Có một bạn khi báo cáo tình hình học tập trong Hội nghị học tôt của trường đã làm như sau:
a.Bạn chỉ toàn kể lại việc mình đã học như thế nào và đã đạt được những thành tích gì trong học tập.
b.Bạn đã hướng về phía các thầy cô giáo, luôn nói: “Thưa các thầy cô” để mở đầu mỗi đoạn và lúc nào cũng xưng em.
Theo em, như thế có phù hợp không, nên điều chỉnh như thế nào cho phù hợp?

Xem lời giải

Câu 3 (Trang 46 SGK) Trong một buổi thảo luận tổ, nhiều bạn đã đồng ý rằng: muốn tạo lập một văn bản thì phải có bô cục dưới dạng một dàn bài. Nhưng các bạn còn chưa rõ:
a. Dàn bài ấy có bắt buộc phải viết thành những câu viết trọn vẹn, đúng ngữ pháp không? Những câu đó có nhát thiết phải liên kết chặt chẽ với nhau không?
b. Một dàn bài thường chứa đựng nhiều mục lớn nhỏ khác nhau. Vậy phải làm thế nào đế có thể:

  • Phân biệt được mục lớn, mục nhỏ?
  • Biết được các mục ấy đã đầy đủ chưa và đã được sắp xếp rành mạch, hợp lí chưa?

Em sẽ trả lời như thế nào cho những thắc mắc trên?

Xem lời giải

Câu 4 (Trang 46 SGK) Em hãy thay mặt En-ri-cô viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận vì đã trót nói lời thiếu lề độ với mẹ kính yêu. Đế viết bức thư đó, em phải thực hiện những việc gì?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.