Bài 2 nhại lại lời của ai nói với ai? Em có nhận xét gì về lời của thầy bói? Bài ca này phê phán hiện tượng nào trong xã hội? Hãy tìm những bài ca dao khác có nội dung tương tự

Câu 2 (Trang 52 SGK) Bài 2 nhại lại lời của ai nói với ai? Em có nhận xét gì về lời của thầy bói? Bài ca này phê phán hiện tượng nào trong xã hội? Hãy tìm những bài ca dao khác có nội dung tương tự.

Bài Làm:

  • Đọc bài ca dao số 2 ta nhận thấy: Tác giả dân gian nhại lại lời của thầy bói khi thầy phán cho người đi xem bói. Vì vậy, nó vừa mang tính khách quan lại vừa có tác dụng gây cười và châm biếm rất sâu cay.
  • Sự khẳng định của thầy bói nguỵ biện và rất vô nghĩa (về sự giàu nghèo, giới tính của mẹ cha, con cái) vì chỉ khẳng định những điều có tính tất yếu, ai cũng biết.
  • Mặc dù tác giả dân gian không bình luận, nhưng bài ca vẫn toát lên ý nghĩa châm biếm sâu sắc về hiện tượng mê tín dị đoan trong xã hội. đối với những hạng người hành nghề mê tín, lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bịp kiếm tiền, trong khi bản thân thầy bói cũng dốt nát. Bên cạnh đó, bài ca dao còn châm biếm những kẻ mê tín một cách mù quáng do ít hiểu biết.
  • Những bài ca dao có nội dung tương tự:


Thầy bói ngồi cạnh giường thờ
Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi.


Hòn đất mà biết nói năng
 Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn.


 Thầy đi xem bói bao người
Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.


Chập chập thôi lại cheng cheng 

Con gà trống lớn để riêng cho thầy. 

Đơm xôi thì đơm cho đầy, 
Đơm mà vơi dĩa thì thầy không ưa. 


Hòn đất mà biết nói năng 
Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn 


Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ , 
mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa


Số thầy là số lôi thôi, 
Quanh năm chỉ những chùi nồi cả năm. 


Tử vi xem bói cho người 
số thầy thì để cho ruồi nó bâu 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Những câu hát châm biếm

Câu 1 (Trang 52 SGK) Bài 1 “giới thiệu” về “chú tôi” như thế nào? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì? Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?

Xem lời giải

Câu 3 (Trang 52 SGK) Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa? Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế lí thú ở điểm nào? Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không? Bài cao dao này phê phán, châm biếm cái gì?

Xem lời giải

Câu 4 (Trang 52 SGK) Trong bài 4, chân dung “cậu cai” được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biến của bài ca dao này? 

Xem lời giải

Luyện tập

Bài tập 1: trang 53 sgk Ngữ Văn 7 tập một

Nhận xét về sự giống nhau của bốn bài ca dao trong văn bản, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây:

a) Cả bốn bài đều có hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng

b) Tất cả đều sử dụng biện pháp phóng đại

c) Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm

d)) Nghệ thuật tả thực có trong cả bốn bài

Xem lời giải

Bài tập 2: trang 53 sgk Ngữ Văn 7 tập một

Những câu hát châm biếm nói trên có điểm gì giống truyện cười dân gian?

Xem lời giải

Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Những câu hát châm biếm "

Xem lời giải

Câu 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Những câu hát châm biếm " 

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.