Theo em, có những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình giảm phân? Có thể tác động đến những yếu tố nào...

II. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN

Câu hỏi 10. Theo em, có những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình giảm phân?

Vận dụng 2. Có thể tác động đến những yếu tố nào trong giảm phân hình thành giao tử? Cho ví dụ.

Vận dụng 3. Lấy ví dụ một số cây trồng, vật nuôi được điều khiển sinh sản bằng hormone sinh dục.

Bài Làm:

Câu hỏi 10.

Quá trình giảm phân hình thành giao tử đực và giao tử cái chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong như di truyền, các hormone sinh dục, tuổi thành thục sinh dục,... và các nhân tố bên ngoài như chế độ dinh dưỡng, môi trường sống,..

Vận dụng 2. 

- Trong giảm phân hình thành giao tử, có thể tác động đến những yếu tố như hormone sinh dục, nhiệt độ, chất dinh dưỡng, trạng thái cơ thể,...

Ví dụ: Thay đổi thời gian chiếu sáng đối với gà nuôi làm cho gà có thể đẻ 2 trứng/ngày.

Vận dụng 3. 

Ví dụ một số cây trồng, vật nuôi được điều khiển sinh sản bằng hormone sinh dục.

+ Cá mè, cá trắm cỏ không đẻ trong ao nuôi. Tiêm dịch chiết từ tuyến dưới não của các loài cá khác làm trứng chín hàng loạt, sau đó nặn trứng ra và cho thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể rồi đem ấp nở ra cá con.

+ Sử dụng Prostaglandin F2-alpha (PGF2a) và các chất tổng hợp có hoạt tính tương tự nhằm gây động dục hàng loạt ở gia súc nhai lại. 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 14 Giảm phân

2. Sự phát sinh giao tử và thụ tinh

Câu hỏi 6. Giao tử tham gia vào quá trình tạo ra cơ thể mới có bộ nhiễm sắc thể như thế nào so với tế bào sinh dưỡng? Chúng được hình thành như thế nào?

Câu hỏi 7. Quan sát hình 14.4, so sánh các giai đoạn của sự phát sinh giao tử đực và sự phát sinh giao tử cái ở động vật.

Luyện tập 2. Nhận xét về sự biến đối của giao tử đực và giao tử cái so với sản phẩm của giảm phân. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân và giảm phân ở các tế bào của cơ quan sinh sản đối với sự phát sinh giao tử là gì?

Câu hỏi 8. Quan sát hình 14.5 và cho biết sự thụ tỉnh là gì. Hợp tử có bộ nhiễm sắc thể như thế nào so với các giao tử và tế bào sinh dưỡng của cơ thể bố mẹ?

Câu hỏi 9. Dựa vào hiếu biết của em về sự thụ tinh, hãy giải thích về nguồn gốc của các nhiễm sắc thế trong mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong tế bào của cơ thế sinh vật lưỡng bội.

Luyện tập 3. Cho biết vì sao bộ nhiễm sắc thể 2n đặc trưng của loài được duy trì ốn định qua các thế hệ cơ thế ở sinh vật sinh sản hữu tính.

Luyện tập 4. Nếu một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4 được kí hiệu là AaBb thì có thể tạo ra mấy loại giao tử khác nhau về kí hiệu bộ nhiễm sắc thể? Sự thụ tinh có thể tạo ra bao nhiêu khả năng tổ hợp (kí hiệu khác nhau) của bộ nhiễm sắc thể ở thế hệ con?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải Sinh học 10 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Sinh học 10 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập