II. PHÂN GIẢI CÁC CHẤT VÀ GIẢI PHÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO
Câu hỏi 12. Nêu khái niệm phân giải các chất trong tế bào. Quá trình phân giải có ý nghĩa gì đối với tế bào?
1. Hô hấp tế bào
Câu hỏi 13. Hô hấp tế bào là gì? Hô hấp tế bào diễn ra ở đâu và gồm những giai đoạn nào?
Câu hỏi 14. Nêu ý nghĩa của hô hấp tế bào.
Luyện tập 3. Quan sát hình 11.7, nhận xét số phân tử năng lượng được tạo ra ở mỗi giai đoạn trong hô hấp tế bào.
Câu hỏi 15. Đường phân diễn ra ở đâu và hình thành nên các sản phẩm nào?
Câu hỏi 16. Giai đoạn oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs diễn ra ở đâu và có những sản phẩm nào được hình thành?
Câu hỏi 17. Chuỗi truyền electron diễn ra ở đâu? Năng lượng được giải phóng trong chuỗi truyền electron được sử dụng để làm gì?
Câu hỏi 18. Nêu vai trò của oxygen trong chuỗi truyền electron.
Vận dụng 3. Tại sao khi tập thế dục hoặc lao động nặng thì chúng ta lại thở mạnh?
Luyện tập 4. Hãy lựa chọn thông tin phù hợp để hoàn thành bảng 11.2.
2. Lên men
Câu hỏi 19. Khi trong tế bào không có O2, glucose sẽ được chuyến hoá như thế nào?
Vận dụng 4. Giải thích vì sao khi muối chua rau quả (lên men lactic) người ta thường đổ ngập nước và đậy kín.
Bài Làm:
Câu hỏi 12.
- Phân giải các chất trong tế bào là quá trình chuyển hoá các chất phức tạp thành các chất đơn giản diễn ra trong tế bào nhờ sự xúc tác của enzyme.
- Quá trình này giải phóng ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào; tạo ra các phân tử nhỏ, là nguyên liệu của quá trình tổng hợp.
Câu hỏi 13.
Hô hấp tế bào là chuỗi các phản ứng phân giải hợp chất hữu cơ (glucose) diễn ra trong tế bào. Ở sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp tế bào diễn ra trong bào tương và ti thể, gồm ba giai đoạn: đường phân, oxi hoá pyruvic acid và chu trình Krebs (chu trình citric acid), chuỗi truyền electron.
Câu hỏi 14.
Thông qua các phản ứng, hợp chất hữu cơ được phân giải thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng tích luỹ trong các phân tử ATP, cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào.
Câu hỏi 15.
Đường phân là quá trình biến đổi phân tử glucose xảy ra trong bào tương, tạo ra pyruvic acid, ATP và NADH.
Câu hỏi 16.
Giai đoạn oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs diễn ra ở chất nền của ti thể. Những sản phẩm được hình thành là: acetyl - CoA, CO2, NADH, ATP, FADH2.
Câu hỏi 17.
Chuỗi truyền electron diễn ra ở màng trong ti thể. Năng lượng được giải phóng trong chuỗi truyền electron được sử dụng cho sự tổng hợp ATP.
Câu hỏi 18.
Vai trò của oxygen trong chuỗi truyền electron: O2 nằm cuối cùng trong chuỗi vận chuyển electron, có vai trò nhận điện tử từ chất truyền trước đó, kết hợp với H+ để tạo ra H2O.
Vận dụng 3.
Khi tập thể dục hoặc lao động nặng, cúng ta phải thở mạnh để lấy thêm khí oxi, phục vụ cho quá trình hô hấp.
Luyện tập 4.
|
Đường phân |
Oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs |
Chuỗi truyền electron |
Nơi xảy ra |
bào tương
|
chất nền của ti thể.
|
màng trong ti thể
|
Nguyên liệu |
Glucose |
Pyruvic acid, acetyl – CoA |
Electron từ NADH và FADH2 |
Sản phẩm |
Pyruvic acid, ATP và NADH
|
acetyl - CoA, CO2, NADH, ATP, FADH2.
|
Năng lượng, H2O |
Phương trình tổng quát |
Glucose + 2 ADP + 2 Pi + 2NAD+ ----> 2 pyruvic acid + 2 ATP + 2 NADH
|
2 Pyruvic acid + 2 ADP + 2Pi + 8 NAD+ + 2 FAD ---> 6 CO2 + 2 ATP + 8 NADH + 2 FADH+ |
|
Câu hỏi 19.
Khi trong tế bào không có O2, nghĩa là không có chất nhận điện tử cuối cùng của chuỗi truyền electron, chuỗi truyền electron không diễn ra và chu trình Krebs cũng dừng lại. Khi đó, pyruvic acid được giữ lại ở bào tương và được chuyển hoá thành lactic acid, ethanol hoặc hợp chất hữu cơ khác theo con đường lên men.
Vận dụng 4. Giải thích vì sao khi muối chua rau quả (lên men lactic) người ta thường đổ ngập nước và đậy kín.
Khi muối chua rau quả (lên men lactic) người ta thường đổ ngập nước và đậy kín để tránh cho rau quả tiếp xúc với O2.