I. Mục tiêu
- Biết đặt các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện bảo đảm cho enzim hoạt động.
- Biết rút ra kết luận từ kết quả so sánh giữa thí nghiệm với đối chứng.
II. Phương tiện dạy học
1. Dụng cụ
- 12 ống nghiệm nhỏ (10ml)
- 2 giá để ống nghiệm
- 2 đèn cồn và giá đun
- 2 ống đong chia độ (10ml)
- 1 cuộn giấy đo pH
- 2 phễu nhỏ và bông lọc
- 1 bình thủy tinh (4 - 5 lít), đũa thủy tinh, nhiệt kế, cặp ống nghiệm, may so đun nước.
2. Vật liệu
- Nước bọt hòa loãng (25%) lọc qua bông lọc.
- Hồ tinh bột (1%)
- Dung dịch HCl (2%)
- Dung dịch iốt (1%)
- Thuốc thử Strome (3 ml dung dịch NaOH 10 % + 3 ml dung dịch CuSO4 2 %).
III. Nội dung và cách tiến hành
1. Bước 1: Chuẩn bị vật liệu cho các ống nghiệm
- Ống A: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước lã
- Ống B: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt
- Ống C: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt đã đun sôi
- Ống D: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt + vài giọt HCl (2%)
2. Bước 2: Tiến hành thí nghiệm sau:
- Dùng giấy đo pH đo dung dịch trong các ống nghiệm rồi ghi kết quả vào vở
- Đặt thí nghiệm tiếp theo như hình:
- Quan sát rồi ghi kết quả vào bảng 26-1
3. Bước 3: Kiểm tra kết quả thí nhiệm sau:
- Chia phần dung dịch trong các ống nghiệm thành hai
- Dùng thuốc thử để kiểm tra kết quả biến đổi trong ống nghiệm như sau:
- Phần 1: thêm vào mỗi ống vài giọt dung dịch iot 1%
- Phần 2: Thêm vào mỗi ống vài giọt dung dịch Strome + Đun sôi mỗi ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn
- Quan sát kết quả rồi ghi vào bảng 26-2
IV. Thu hoạch
1. Kiến thức
* Enzim trong nước bọt là gì ?
Hướng dẫn:
- Enzim trong nước bọt có tên là amilaza.
* Enzim trong nước bọt có tác dụng gì với tinh bột ?
Hướng dẫn:
- Enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi một phần tinh bột thành đường đôi mantôzơ.
* Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện pH và nhiệt độ nào?
Hướng dẫn:
- Enzim trong nước bọt hoạt động tốt trong điều kiện pH = 7,2 và nhiệt độ t0 = 370C
2. Kĩ năng
* Trình bày lại các bước trong thí nghiệm xác định vai trò và điều kiện hoạt động của enzim trong nước bọt.
Hướng dẫn:
Tiến hành thí nghiệm gồm 3 bước:
- Bước 1: Chuẩn bị vật liệu cho các ống nghiệm:
- Ống A: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước lã
- Ống B: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt
- Ống C: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt đã đun sôi
- Ống D: 2ml hồ tinh bột + 2 ml nước bọt + vài giọt HCl (2%)
- Bước 2: Tiến hành thí nghiệm
- Dùng giấy đo pH trong các ống nghiệm
- Đặt thí nghiệm theo hình 26 SGK trang 85
- Kết quả
Các ống thí nghiệm |
Hiện tượng (độ trong) |
Giải thích |
Ống A |
Không đổi |
Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột |
Ống B |
Tăng lên |
Nước bọt có enzim biến đổi tinh bột |
Ống C |
Không đổi |
Nước bọt đun sôi đã làm hỏng enzim biến đổi tinh bột |
Ống D |
Không đổi |
Do HCl đã hạ thấp độ PH nên enzim trong nước bọt không hoạt động, không làm biến đổi tinh bột. |
- Bước 3: Kiểm tra kết quả thí nghiệm.
- Chia phần dung dịch trong các ống thành 2 phần bằng nhau:
- Ống A: thành Ống A1 và Ống A2
- Ống B: thành Ống B1 và Ống B2
- Ống C: thành Ống C1 và Ống C2
- Ống D: thành Ống D1 và Ống D2
- Dùng thuốc thử để kiểm tra kết quả biến đổi trong các ống nghiệm
- Lô 1: Thêm vào mỗi ống A1, B1, C1, D1 vài giọt dung dịch iot (1%).
- Lô 2: Thêm vào mỗi ống A2, B2, C2, D2 vài giọt dung dịch Strôme rồi đun sôi trên ngọn lửa đèn cồn.
- Kết quả
Các ống thí nghiệm |
Hiện tượng (màu sắc) |
Giải thích |
Ống A1 |
Có màu xanh |
Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột thành đường. |
Ống A2 |
Không có màu đỏ nâu |
|
Ống B1 |
Không có màu xanh |
Nước bọt có enzim biến đổi tinh bột thành đường. |
Ống B2 |
Có màu đỏ nâu |
|
Ống C1 |
Có màu xanh |
Enzim trong nước bọt bị đun sôi không có khả năng biến đổi tinh bột thành đường. |
Ống C2 |
Không có màu đỏ nâu |
|
Ống D1 |
Có màu xanh |
Enzim trong nước bọt không hoạt động ở PH axit – tinh bột không bị biến đổi thành đường. |
Ống D2 |
Không có màu đỏ nâu |
* So sánh kết quả giữa những ống nghiệm nào cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường?
Hướng dẫn:
- So sánh kết quả ống nghiệm A và B cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường.
* So sánh kết quả giữa những ống nghiệm nào cho phép ta nhận xét về một vài đặc điểm hoạt động của enzim trong nước bọt?
Hướng dẫn:
- So sánh kết quả ống nghiệm B với C cho phép ta nhận xét:
- Enzim trong nước bọt hoạt động tốt ở nhiệt độ 370C.
- Enzim trong nước bọt bị phá hủy ở nhiệt độ 1000C.
- So sánh kết quả ống nghiệm B với D cho phép ta nhận xét:
- Enzim trong nước bọt hoạt động tốt ở độ pH = 7.
- Enzim trong nước bọt không hoạt động tốt ở độ PH axit