Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Bài Côn Sơn ca "
Bài Làm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu là ức trai, người thôn Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Nguyễn Trãi là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông được coi là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá của Việt Nam (người đầu tiên trong văn học Việt Nam được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới). Ông đế lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú, trong đó có “Bình ngô đại cáo”, “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”, “Quân trung từ mệnh tập”
- Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác trong thời gian ông bị chén ép, đành cáo quan về quê sinh sống ở Côn Sơn.
- Thể thơ: thể thơ lục bát
2. Phân tích bài thơ
a. Khung cảnh thiên nhiên ở Côn Sơn (Bốn câu thơ đầu)
Thiên nhiên núi rừng ở Côn Sơn được nhà thơ chọn ra những đặc điểm tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất để diễn tả:
- Suối: tiếng suối như tiếng đàn cầm
- Đá rêu phơi
- Thông mọc như nêm: thông mọc rậm và dày
- Trúc bóng râm: trúc rậm, râm mát, dày tạo nên bóng râm khi trời nắng
=> Xây dựng nên một chốn thiên nhiên rộng lớn, xanh mát, nguyên sơ, chưa có dấu chân người, tràn đầy hấp dẫn.
b. Con người giữa cảnh vật thiên nhiên Côn Sơn (Bốn câu thơ sau)
Trong con mắt của tác giả, thiên nhiên hoang sơ cũng trở nên đầy hấp dẫn, lý thú, đẹp đẽ và nên thơ. Miêu tả thiên nhiên, tác giả cũng chính là miêu tả chính cuộc sống của bản thân mình:
- Sử dụng điệp từ, đại từ nhân xưng “ta” nhằm nhấn mạnh sự có mặt của “ta” ở mọi cảnh đẹp của Côn Sơn
- " Nghe, ngồi, nằm, ngâm, tìm"=> Cuộc sống thảnh thơi, thư thái, đang thả hồn vào cảnh trí Côn Sơn của 1 thi sĩ.
=>Qua hành động, cử chỉ: ta nghe, ta ngồi, ta tìm, ta nằm, ta ngâm thơ -> Quả thật là một cuộc sống rỗi rãi, thanh nhàn, ung dung tự tại, thả hồn vào thiên nhiên, mặc sức tận hưởng sự kỳ diệu của thiên nhiên.
=> Phong thái ung dung, tự do giao hoà trọn vẹn với thiên nhiên cuộc sống thanh cao, tâm hồn thi sĩ.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Tìm hiểu chi tiết nội dung bài thơ
Bằng bút pháp miêu tả bức tranh Côn Sơn của Nguyễn Trãi thật tài tình: hình ảnh thơ tươi đẹp, liên tưởng thú vị độc đáo, hình ảnh thiên nhiên và con người sóng đôi một cách tự nhiên... Từ đó, ta thấy được sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, và nhân cách thanh cao, ung dung của nhà thơ tỏa sáng trên từng câu chữ. "Bài ca Côn Sơn" không phải chỉ là một bức tranh đẹp, nó quả thật còn là một bản nhạc về tình yêu thiên nhiên và niềm hạnh phúc khi được ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên quê hương của nhà thơ.
2. Khung cảnh thiên nhiên ở Côn Sơn (Bốn câu thơ đầu)
Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng âm thanh rì rầm của tiếng suối được cảm nhận qua:
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Nhà thơ cảm nhận thiên nhiên trước hết bằng thị giác, và từ đó, đối tượng trữ tình là phong cảnh Côn Sơn hiện ra rất tao nhã, yên tĩnh. Tiếng suối chảy rì rầm được ví với tiếng đàn cầm, đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Nghe thấy tiếng suối rì rầm, nhà thơ mường tưởng ra tiếng đàn khi trầm khi bổng réo rắt bên tai. Nhì thấy mặt đá phẳng có rêu phơi, nhà thơ ngồi trên đá mà nghĩ như đang “ngồi chiếu êm”. Trí tưởng tượng và nghệ thuật so sánh của Nguyễn Trãi thật lãng mạn, thật tài hoa. Tạo vật thiên nhiên bỗng hoá thành những vật dụng gần gũi, thân thương của con người. Điều đó còn khẳng định tâm hồn của nhà thơ đầy niềm lạc quan, dí dỏm...
3. Con người giữa cảnh vật thiên nhiên Côn Sơn (Bốn câu thơ sau)
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta năm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn "trong màu xanh mát" của "trúc bóng râm" tạo nên sự gắn bó, giao hoà gần gũi giữa người và cảnh, con người thiên nhiên như muốn nhập làm một. Hai câu thơ tạo nên một vẻ đẹp rất lãng mạn, được tạo bởi 2 yếu tố: hoạ và thơ : có màu sắc xanh mát của bóng trúc, có âm thanh réo rắt trầm bổng du dương của điệu thơ ngâm => thi sĩ Nguyễn Trãi là một người có tâm hồn thanh cao, tâm hồn nghệ sỹ.
Qua hành động, cử chỉ: " ta nghe, ta ngồi, ta tìm, ta nằm, ta ngâm thơ" -> Quả thật là một cuộc sống rỗi rãi, thanh nhàn, ung dung tự tại, thả hồn vào thiên nhiên, mặc sức tận hưởng sự kỳ diệu của thiên nhiên. Nhưng có lẽ đây là sự rỗi rãi bất đắt dĩ vì trong đáy sâu thẳm tâm hồn, Nguyễn Trãi có khi nào không suy nghĩ, lo lắng cho dân, cho nước. Chẳng qua vì bọn gian thần lộng hành nên ông phải lui về ẩn dật chờ thời cơ giúp đời, giúp nước. Ông luôn canh cánh một nỗi niềm vì dân, vì nước. Tuy nhiên vốn là một thi sỹ bẩm sinh nên đây là một dịp để Nguyễn Trãi thảnh thơi thả hồn trong cảnh, sống một cuộc sống tự do phóng khoáng, giao hoà trọn vẹn với thiên nhiên.
=> Với Nguyễn Trãi, Côn Sơn là vùng đất gắn bó bằng nhiều kỉ niệm từ thuở ấu thơ đến lúc tuổi già. Nơi đây, núi non hùng vĩ, cây cối tốt tươi, sơn thuỷ hữu tình. Bản thân ông cũng đã nhiều năm tuổi trẻ sống ở đây. Khi cáo quan, ông về với Côn Sơn như về với nơi chôn rau, cắt rốn, về với bạn bè tri kỉ tri âm. Mỗi hốc đá, mỗi bờ cây, non nc, mây trời Côn Sơn gắn bó với vị anh hùng, vị danh nhân văn hóa bằng tình cảm máu thịt. Vì thế bài thơ là tiếng nói cất lên từ trái tim sâu nặng, da diết, một tâm hồn thanh cao, giàu cảm xúc của nhà thơ Nguyễn Trãi.
4. Tổng kết
- Nội dung: Vẻ đẹp hấp dẫn, nên thơ của thiên nhiên Côn Sơn và tâm hồn, nhân cách thanh cao, sống hòa hợp với thiên nhiên của Nguyễn Trãi
- Ý nghĩa: Tình yêu thiên nhiên và tấm lòng của người thi sĩ
- Nghệ thuật: điệp từ, so sánh, giọng thơ nhẹ nhàng, êm đềm, bản dịch bằng thể thơ lục bát với ngôn ngữ trong sáng, sinh động,…