Bài Làm:
1. Ví dụ :
a) Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy ; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy ; Không thầy đố mày làm nên.
b) Truyền thống đùm bọc nhau trong khó khăn: Một bát khi đói bằng một gói khi no ; Lá lành đùm lá rách ; Tối lửa tắt đèn có nhau ; Chia ngọt sẻ bùi
c) Truyền thống đoàn kết: Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao ; Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ ; Môi hở răng lạnh.
2. Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quý báu được gìn giữ và lưu truyền.Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”,câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta,đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ.Đến ngày nay,lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn. Vậy “Uống nước nhớ nguồn” là như thế nào?”Uống nước” ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước,thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra,để có được.”Nguồn” chính là nơi xuất phát,nơi khởi đầu của dòng nước,và ở đây “nguồn”chính là những thế hệ trước,những con người mà đã tạo ra “dòng nước” hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay.Cả câu tục ngữ chính là lời răn dạy,nhắc nhở chúng ta,những lớp người đi sau,những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước. Trong vũ trụ,thiên nhiên và xã hội không có sự vật nào mà không có xuất xứ hay nguồn gốc của mình.Tương tự như thế,thành quả không phải tự nhiên có mà phải do lao động mà nên. Vậy để thể hiện lòng biết ơn ta phải làm gì? Là một người Việt Nam đặt biệt là một học sinh Việt Nam luôn nhớ đến câu“Uống nước nhớ nguồn”,ghi nhớ và biết ơn thế hệ đi trước đã cho ta có ngày hôm nay ta nên trân trọng và bảo vệ những thành quả của cha ông,phát triển thành những điều tốt đẹp hơn nữa.