II. TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: Vai trò của tuyến nội tiết trong cơ thể là gì?
Câu 2: Nêu cấu tạo của cầu mắt.
Câu 3: Phân biệt bệnh Bazơđô và bệnh bướu cổ do thiếu iốt?
Bài Làm:
Câu 1. Vai trò của tuyến nội tiết trong cơ thể:
- Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể (nội môi).
- Điều chỉnh các quá trình sinh lí của cơ thể diễn ra bình thường (trong chất và năng lượng, sinh trưởng, phát triển và sinh sản).
- Điều hoà hoạt động của các cơ quan bằng yếu tố thể dịch, giúp cơ thể thích nghi với điều kiện sống.
- Tự điều chỉnh trong nội bộ hệ thống nội tiết.
- Tuyến nội tiết thường có kích thước nhỏ, lượng chất tiết ra ít nhưng có hoạt tính sinh học cao, chúng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự hoạt động của các cơ quan, các quá trình sinh lí trong cơ thể. Sự mất cân bằng trong hoạt động của tuyến nội tiết thường dẫn đến tình trạng bệnh lí.
Chú ý: Ngoài ra còn có một số tuyến vừa làm nhiệm vụ nội tiết vừa làm nhiệm vụ ngoại tiết được gọi là tuyến pha, ví dụ: tuyến tuỵ, tuyến sinh dục.
Câu 2. Cấu tạo cầu mắt gồm ba lớp màng:
- Ngoài cùng là màng cứng bảo vệ phía bên trong cầu mắt, mặt trước là màng giác trong suốt.
- Giữa là lớp màng mạch gồm nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành phòng tối trong cầu mắt.
- Trong cùng là màng lưới có các tế bào thụ cảm thị giác gồm hai loại là tế bào nón và tế bào que.
Câu 3. Phân biệt bệnh Bazơđô và bệnh bướu cổ do thiếu iốt.
Bệnh bướu cổ do thiếu iốt |
Bệnh Bazơđô |
Khi thiếu iốt, chất tirôxin không được tiết ra, tuyến yên sẽ tiết nhiều hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp hoạt động gây phì đại tuyến làm thành bướu cổ. Trẻ em bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não kém phát triển; người lớn hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém. |
Do tuyến giáp hoạt động mạnh tiết nhiều nhiều hoocmôn làm tăng trao đổi chất, nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh Do tuyến hoạt động mạnh nên cũng gây bướu cổ, mắt lồi |