Câu 1: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?
- A. Chính phủ.
- B. Nhà nước.
-
C. Quốc hội.
- D. Bộ Quốc phòng an ninh .
Câu 2: Trong các hoạt động bảo vệ môi trường thì bảo vệ rừng có tầm quan trọng.
- A. Duy nhất.
-
B. Bậc nhất.
- C. Sau cùng.
- D. Đặc biệt.
Câu 3: Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là:
- A. Từ 18 đến 27 tuổi.
- B. Từ 17 tuổi đến 27 tuổi,
- C. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
-
D. Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.
Câu 4: Nghĩa vụ nào sau đây không thuộc những nghĩa vụ trong kinh doanh?
- A. Bảo vệ môi trường.
- B. Nộp thuế đẩy đủ theo quy định của pháp luật.
-
C. Tuân thủ các quy định trong kinh doanh.
- D. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Câu 5: Trong thời gian hưởng án treo do nuôi con nhỏ, A đã mở cho xưởng sản xuất đồ gốm tăng thu nhập do chị quản lý. Chị A băn khoăn không biết việc làm đó đúng hay không?. Em sẽ chọn phương án nào sau đây giúp chị A?
-
A. Nói với chị A chị thuộc đối tượng không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật doanh nghiệp (đang chấp hành hình phạt án treo của tòa án)
- B. Im lặng và không liên quan tới mình.
- C. Em khuyên chị nên trốn đi mở xưởng nơi khác cho thoát án treo.
- D. Khuyến khích chị A tạo thu nhập kinh tế.
Câu 6: Bà Hiệp dựng xe đạp ở hè phố nhưng quên mang túi xách vào nhà. Quay trở ra không thấy túi xách đâu, bà Hiệp hoảng hốt vì trong túi có hơn 1 triệu đổng và một chiếc điện thoại di động. Bà Hiệp nghi cho Toán (13 tuổi) lấy trộm vì Toán đang chơi ở gần đó. Bà Hiệp đòi vào khám nhà Toán. Mặc dù Toán không đổng ý song bà Hiệp vẫn xông vào nhà lục soát. Hành vi của bà Hiệp đã vi phạm quyền nào sau đây?
-
A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
- B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
- C. Quyển được đảm bảo an toàn và bí mật riêng tư.
- D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
Câu 7: Những người nào sau đây không có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam?
- A. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
- B. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
- C. Chánh án Tòa án nhân dân.
-
D. Thẩm phán.
Câu 8: Theo nguyên tắc nào thì mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm.
- A. Bình đẳng.
- B. Trực tiếp.
-
C. Phổ thông.
- D. Bỏ phiếu kín.
Câu 9: Về cơ bản, qui trình giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo
- A. 1 bước
- B. 3 bước
-
C. 2 bước
- D. 4 bước
Câu 10: Khi khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được cho là liên quan đến vụ việc thì?
- A. Khám khi không có người chứng kiến.
- B. Khám vào bất cứ lúc nào có thông tin.
- C. Tuyệt đối không được khám vào ban đêm.
-
D. Không được khám vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Câu 11: Anh T bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề phát triển kinh tế của nơi mình đang sinh sống trong một cuộc họp hội đồng nhân dân. Như vậy anh T đã thực hiện:
- A. nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ đất nước.
-
B. quyền tự do ngôn luận.
- C. quyền tự do báo chí.
- D. quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 12: “Quyền tự do ngôn luận là một chuẩn mực xã hội mà trong đó nhân dân có tự do, dân chủ, có quyền lực thực sự” là một nội dung thuộc
-
A. Ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận.
- B. Nội dung về quyền tự do ngôn luận
- C. Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận.
- D. Khái niệm về quyền tự do ngôn luận
Câu 13: Hiến pháp 1992 quy định mọi công dân
-
A. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyển ứng cử.
- B. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.
- C. Đủ 21 tuổi trở lên có quyển bầu cử và ứng cử.
- D. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.
Câu 14: Nhận định nào sai khi xác định người không được thực hiện quyền ứng cử?
-
A. Người bị khởi tố dân sự.
- B. Người đang chấp hành quyết định hình sự của Toà án.
- C. Ngưòi đang bị xử lý hành chính về giáo dục tại địa phương.
- D. Người đã chấp hành xong bản án hình sự nhưng chưa được xoá án
Câu 15: Câu ca dao tục ngữ nào sau đây thể hiện khát khao học tập của con người Việt Nam?.
-
A. Học, học nữa, học mãi.
- B. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- C. Học một biết mười.
- D. Học đi đôi với hành.
Câu 16: Điều nào dười đây không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học?
- A. Hoạt động tìm ra giải pháp cải thiện tình trạng bạo lực học đường.
- B. Hoạt động phát hiện, tìm tòi các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy.
- C. Hoạt động sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn,
-
D. Hoạt động phát minh ra bẫy chuột.
Câu 17: Hiến pháp nước ta quy định người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân có độ tuổi là :
-
A. Đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử.
- B. Nam đủ 20 tuổi trở lên và nữ đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và ứng cử.
- C. Đủ 20 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử và bầu cử.
- D. Đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và ứng cử.
Câu 18: Những ai được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp?
-
A. Những người đang làm việc trong cơ quan Nhà nước.
- B. Người chưa thành niên.
- C. Công nhân quốc phòng trong các cơ quan công an.
- D. Sỹ quan, hạ sỹ quan.
Câu 19: Bố Mai là công an, Bố đang muốn thành lập công ty kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Nếu là Mai em chọn phương án nào sau đây để giúp bố?
-
A. Nói với bố, bố là công an thuộc đối tượng không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định luật doanh nghiệp.
- B. Khuyến khích bố vì gia đình có thêm thu nhập.
- C. Mách với em trai về việc làm của bố.
- D. Không nói gì vì mình là trẻ con.
Câu 20: Trên đường đi học về, A thấy một nhóm thanh niên mua bán trái phép chất ma tuý và cùng nhau ngồi tiêm chích. A đã quay vào điện thoại của mình và mang lên công an phường tố cáo hành động của nhóm đối tượng trên. Việc làm của A nhằm mục đích?
- A. Bảo vệ Hiến pháp.
-
B. Bảo vệ chính trị.
- C. Bảo vệ pháp luật.
- D. Bảo đảm quốc phòng an ninh.
Câu 21: Hành vi nào bị nghiêm cấm trong luật bảo vệ môi trường dưới đây?
- A. Buôn bán và vận chuyển chất ma túy.
- B. Chặt cây.
-
C. Nhập khẩu, quá cảnh động vật chưa qua kiểm dịch.
- D. Trồng rừng.
Câu 22: Hai thanh niên đang đuổi theo một tên trộm xe máy nhưng bỗng nhiên mất dấu. Thấy một người nói: chắc tên trộm chạy vào nhà bà Lan. Hai thanh niên đến nhà bà Lan và đòi xông vào nhà tìm. Bà Lan nói không nhìn thấy ai chạy vào nhà và không cho phép hai thanh niên vào nhà. Nhưng hai thanh niên kia vẫn khẳng định và xông vào nhà lục soát. Hai thanh niên đã vi phạm quyền gì?
- A. Không vi phạm quyền gì vì có người chắc như vậy.
-
B. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
- C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
- D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 23: Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử cũng chính là:
-
A. Bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân.
- B. Bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế.
- C. Bảo đảm thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
- D. Bảo đảm thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.
Câu 24: Nghĩa vụ nào sau đây không thuộc những nghĩa vụ trong kinh doanh?
-
A. Tuân thủ các quy định trong kinh doanh.
- B. Bảo vệ môi trường.
- C. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
- D. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Câu 25: Từ khi vào năm học lớp 12, An có người yêu và bắt đầu ít tâm sự với bố mẹ và cô thường nhắn tin điện thoại cho người yêu. Mẹ An cảm thấy lo lắng khi An lúc vui lúc buồn mà lại hay thẫn thờ. Nên mẹ An đã lén xem trộm điện thoại của An. Một thời gian sau An phát hiện và nói là mẹ không được phép xem trộm điện thoại của con như vậy nữa. Mẹ An thì cho rằng điều đó không có gì là sai, mẹ An chỉ muốn hiểu An hơn và lo lắng cho con mà thôi chứ mẹ không có ý gì xấu. Theo bạn, mẹ An có vi phạm quyền gì không?
- A. Không vi phạm quyền gì.
- B. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
-
C. Vi phạm quyền được đảm bảo an toàn thư tín.
- D. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
Câu 26: Gia đình nông dân ở xã X có ba con gái vô cùng nghèo khó. Họ vẫn muốn sinh thêm con trai có người nối dõi. Hội phụ nữ X đã vận động họ sinh ít con giảm bớt khó khăn, đồng thời cho vay vốn phát triển kinh tế thoát nghèo. Theo em, hội phụ nữ xã X đã thực hiện đúng:
-
A. Pháp luật về phát triển các lĩnh vực của xã hội.
- B. Quyền được sáng tạo của công dân.
- C. Quyền được phát triển của công dân.
- D. Pháp luật về phát triển kinh tế.
Câu 27: Pháp luật về bảo vệ phát triển rừng nghiêm cấm hành vi nào dưới đây?
- A. Kinh doanh động vật hoang dã, quý hiếm.
- B. Khai thác, kinh doanh các loài gỗ quý.
-
C. Tự ý chặt phá, khai thác rừng trong khu bảo tồn thiên nhiên.
- D. Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.
Câu 28: Q là học sinh lớp 12, em luôn tích cực tham gia học tập môn Giáo Dục Quốc phòng- An ninh và cho rằng môn học này sẽ giúp bản thân tham gia bảo vệ Tổ quốc. Theo em lựa chon nào dưới đây là đúng?
- A. Không đúng, vì tham gia học môn này chỉ là thực hiện nghĩa vụ học tập.
- B. Không đúng, vì tham gia học môn này chỉ là để rèn luyện sức khỏe.
-
C. Không đúng, vì tham gia học môn này chỉ là để rèn luyện tính kỷ luật.
- D. Đúng, vì môn học trang bị kiến thức và kĩ năng cần thiết để bảo vệ Tổ quốc.
Câu 29: A và B cùng làm ở công ty X. giờ giải lao A rủ các anh B,C,D chơi bài ăn tiền. Do nghi ngờ B ăn gian A đã lao vào đánh B gẫy tay. Những trường hợp nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
-
A. Cả A,B,C,D.
- B. Cả B,C,D.
- C. chỉ có A và B.
- D. Chỉ có A.
Câu 30: Quyền bầu cử và quyền ứng cử là cơ sở pháp lý – chính trị quan trọng để :
- A. Đại biểu của nhân dân chịu sự giám sát của cử tri.
- B. Thực hiện cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
- C. Nhân dân thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp.
-
D. Hình thành các cơ quan quyền lực Nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.
Câu 31: Mục đích của tố cáo là :
- A. Xâm hại đến quyền tự do công dân.
- B. Khôi phục danh dự.
-
C. Phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật.
- D. Khôi phục quyền và lợi ích của công dân.
Câu 32: Trên đường đi học về, H nhặt được chiếc điện thoại Iphone 7, về đến nhà H mở ra xem thấy nhiều thông tin nhảy cảm. Sau đó H gửi cho A,B,C cùng xem. B đã gửi thông tin đó lên mạng xã hội? Những trường hợp nào sau đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật đời tư của công dân?
-
A. Cả A,B,C.
- B. A,B,H.
- C. A và B.
- D. Chỉ có B.
Câu 33: "Công dân có quyền đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân về những vấn đề mình quan tâm." là một nội dung thuộc
- A. Ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận
- B. Khái niệm về quyền tự do ngôn luận
-
C. Nội dung về quyền tự do ngôn luận
- D. Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận
Câu 34: Ông A báo cho công an phường biết về việc một nhóm thanh niên thường xuyên tụ tập tiêm chích ma túy ở địa phương, ông A đã thực hiện quyền
- A. tố cáo.
- B. khiếu nại.
-
C. bãi nại.
- D. khiếu nại và tố cáo.
Câu 35: Khi nhận được quyết định đuổi học của nhà trường dành cho mình mà em cho là không đúng, em sẽ gửi đơn khiếu nại đến người nào cho phù hợp với quy định của pháp luật?
-
A. Hiệu trưởng nhà trường.
- B. Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo.
- C. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.
- D. Tòa án nhân dân.
Câu 36: Nhân dân xã M làm đơn đề nghị chính quyền địa phương xem xét lại quyết định chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp mà nhân dân đang canh tác sang mục đích khác. Nhân dân xã M đã thực hiện quyền cơ bản nào dưới đây của công dân?
- A. Tự do ngôn luận.
-
B. Tố cáo.
- C. Khiếu nại.
- D. Tự do thông tin
Câu 37: Một nhóm các bạn học sinh nam lớp 12 đang bàn tán về việc liệu học sinh đang học lớp 12 có phải đăng kí khám tuyển nghĩa vụ quân sự hay không. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
- A. Học sinh lớp 12 không phải đăng kí.
- B. Học sinh, sinh viên không phải đăng kí.
- C. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên phải đăng kí.
- D. Công dân nam đủ 18 tuổi trở lên phải đăng kí.
Câu 38: Công ty A có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Việc làm của công ty này vi phạm pháp luật nào dưới đây?
-
A. Luật hình sự.
- B. Luật dân sự.
- C. Luật hành chính.
- D. Luật hình sự.
Câu 39: Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, X xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược, nhưng bị cơ quan đăng kí kinh doanh từ chối. Lý do từ chối nào dưới đây là đúng pháp luật?
- A. X mới học xong trung học phổ thông.
- B. X chưa quen kinh doanh thuốc tân dược.
- C. X chưa có chứng chỉ nghề dược.
-
D. X chưa nộp thuế cho nhà nước.
Câu 40: Đang truy đuổi trộm, bỗng không thấy hắn đâu. Ông A,B,C định vào ngôi nhà vắng chủ để khám xét. Nếu là một trong ba ông A,B,C em chọn cách giải quyết nào sau đây để đúng với quy định của pháp luật?
- A. Dừng lại vì mình không có quyền bắt trộm.
- B. Vào nhà đó để kịp thời tìm bắt tên trộm.
-
C. Chờ chủ nhà về cho phép vào tìm người.
- D. Đến trình báo với cơ quan công an.