Câu 1: Tuyên ngôn độc lập thuộc thể loại văn học nào?
- A. Truyện ngắn
- B. Tùy bút
-
C. Văn chính luận
- D. Văn nhật dụng
Câu 2: Dựa vào nội dung bản Tuyên ngôn độc lập có thể chia thành mấy phần
- A. Hai
-
B. Ba
- C. Bốn
- D. Năm
Câu 3: Thông tin nào sau đây nói chính xác về hoàn cảnh sáng tác bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh
- A. Ngày 19-8-1945, khi chính quyền Hà Nội về tay nhân dân, Hồ Chí Minh viết “Tuyên ngôn Độc lập”.
- B. “Tuyên ngôn Độc lập” được Hồ Chí Minh viết ngày 2-9-1945.
-
C. Ngày 26-8-1945, Bác từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn cứ số 18 phố Hàng Ngang Người soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”.
- D. 23/8/1945, tại Huế trước hàng vạn đồng bào ta, vua Bảo Đại thoái vị, Hồ Chí Minh soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”.
Câu 4: Câu văn nào dưới đây thể hiện đầy đủ nhất nội dung của bản Tuyên ngôn độc lập?
- A. Toàn dân Việt Nam trên dưới một lòng chống lại âm mưu xâm lược của bọn thực dân.
- B. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
- C. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.
-
D. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành nước tự do và độc lập.
Câu 5: Tuyên bố: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do" là nhằm để:
- A. Khẳng định nhân quyền.
- B. Khẳng định quyền của một nhóm người trong cộng đồng.
-
C. Khẳng định quyền tự chủ của mỗi dân tộc.
- D. Khẳng định nhân quyền và dân quyền.
Câu 6: Phong cách nghệ thuật chính luận của Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập được thể hiện qua các yếu tố
- A. Dẫn chứng xác thực, với những bằng chứng đanh thép, số liệu chính
- B. Giọng điệu nghị luận rất đanh thép, cứng rắn và giàu tính luận chiến.
- C. Hình ảnh được sử dụng rất đa dạng, giàu sức gợi hình, giàu cảm xúc.
-
D. Tất cả đều đúng