A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1.Tác giả:
- Nguyễn Duy là một nhà thơ đã có đóng góp trong việc làm mới thể thơ truyền thống.
- Thơ Nguyễn Duy nhiều bài có cái ngang tàng nhưng vẫn trầm tĩnh và giàu chiêm nghiệm vì thế cứ ngấm vào người đọc và trong cái đà ngấm ấy có lúc khiến người ta phải giật mình suy nghĩ, nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích: Tre Việt nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Đò Lèn, Sông Thao…
- Ông được đánh giá cao trong những trang thơ lục bát, một thể thơ có thể coi là dễ viết nhưng để viết được hay thì không hề dễ dàng chút nào.
- Nguyễn Duy được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
- Thơ Nguyễn Duy hướng tới cái đẹp của đời sống giản dị quanh ta, phát hiện trong thế giới quen thuộc ấy sự gắn kết của những giá trị vĩnh hằng.
- Những xúc cảm chân thành, những suy tư sâu sắc được diễn tả bằng một hình thức thơ vừa giàu tính cách dân gian vừa phảng phất phong vị thơ cổ điển phương Đông.
2. Bài thơ Đò Lèn:
- Sáng tác: tháng 9/1983. Đò Lèn là quê ngoại của tác giả.
- Bố cục: 2 đoạn.
- 5 khổ thơ đầu: Người cháu nhớ lại hình ảnh lam lũ, tần tảo giữa cuộc sống thường nhật của người bà bên cạnh sự vô tư đến mức vô tâm của người cháu.
- Khổ cuối: Sự thức tỉnh của người cháu trước quy luật đơn giản mà nghiệt ngã của cõi đời để càng đau đớn tiếc xót vì thương bà.
B. Bài tập & Lời giải
Câu 1 (Trang 149 SGK) Trong bài thơ, cái tôi của tác giả thời tuổi nhỏ được tái hiện như thế nào? Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ?
Xem lời giải
Câu 2 (Trang 149 SGK) Tình cảm sâu nặng của tác giả với bà mình được biểu hiện cụ thể như thế nào?
Xem lời giải
Câu 3 (Trang 149 SGK) Cách thể hiện tình thương bà của tác giả có gì đặc biệt? So sánh nét riêng trong cách sử dụng hình ảnh thơ giữa hai tác giả cùng viết về một đề tài: Bằng Việt (Bếp lửa) và Nguyễn Duy (Đò lèn)
Xem lời giải
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1:Trình bày những nội dung chính trong bài Đò lèn. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1