Nội dung bài soạn
Câu 1:
Bố cục:
- Lung khởi: (hai câu đầu): khái quát bối cảnh bão táp của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nghĩa sĩ nông dân.
- Thích thực: (câu 3 - 15): tái hiện chân thực hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân, từ cuộc đời lao động vất vả, tủi cực bỗng chốc trở thành dũng sĩ đánh giặc, lập chiến công vẻ vang.
- Ai vãn: (câu 16 - 27): đây là niềm xót thương đối với người đã khuất và tấm lòng xót thương sâu sắc của tác giả đối với những người đã hi sinh vì đất nước, đã hi sinh cho sự nghiệp đánh giặc cứu nước của dân tộc.
- Kết: (hai câu cuối): ca ngợi linh hồn bất diệt của các nghĩa sĩ.
Câu 2:
Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện:
- Xuất thân: Những người chiến sĩ cần giuộc đều xuất thân từ những người nông dân chất phát cần cù làm ruộng, là những người dân ấp, dân lậm nhưng ở trong họ là tình yêu quê hương đất nước cao đẹp
- Vẻ bề ngoài chỉ là những người nông dân nhưng họ lại có những phẩm chất rất đáng ngợi khen, do hoàn cảnh nghèo đói túng thiếu những người chiến sĩ này phải chăm chỉ làm ăn và có những chiến công vang dội cho dân cho nước.
- Hành động chiến đấu:
- Sẵn sàng cầm súng để chiến đấu, không một kẻ thù nào có thể đánh bại ý chí kiên cường của những người chiến sĩ cần giuộc:
- Thấy tàu giặc chạy trên sông : “ muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ.”.
- Họ nhận thức đất nước là một dải giang sơn gấm vóc, không thể để kẻ thù thôn tính.
- Trang bị khi ra trận rất thô sơ và mộc mạc: manh áo vaỉ, ngọn tầm vông, rơm con cú, lưỡi dao phay. Những công cụ đó rất quen thuộc đối với nhân dân thì nay nó lại trở thành những công cụ chiến đấu đắc lực của những người chiến sĩ Cần Giuộc.
- Nghệ thuật miêu tả:
- Tạo hình ảnh đối lập giữa ta và địch: Kẻ thù (đạn nhỏ, đạn to, tàu thuốc, tàu đồng) >< Ta (vũ khí thô sơ, quân trang không có).
- Sử dụng những động từ mạnh: đạp, lướt, xô, đâm, chém…
- Những từ ngữ đan chéo: đâm ngang, chém ngược.
- Nhịp câu ngắn gọn, nhanh mạnh, thể hiện sự căm thù giặc sâu sắc ở những người chiến sĩ.
Câu 3:
Những cảm xúc đó là:
- Nỗi xót thương đối với người liệt sĩ phải hi sinh sự nghiệp dang dở, ra đi khi chí nguyện chưa thành.
- Nỗi xót xa của gia đình mất người thân, với những mẹ già, vợ trẻ.
- Nỗi căm hờn những kẻ đã gây ra nghịch cảnh éo le hòa chung với tiếng khóc uất ức nghẹn ngào trước cảnh đau thương của đất nước, của dân tộc.
=> Đau thương vô hạn nhưng không bi lụy, vì trong nỗi đau vẫn có niềm cảm phục và tự hào đối với người nghĩa sĩ. Đó là những người dân bình thường đã dám đứng lên bảo vệ từng tấc đất ngọn rau, bát cơm manh áo của mình chống lại kẻ thù hung hãn, lây cái chất để làm rạng ngời một chân lí cao đẹp của thời đại - thà chết vinh còn hơn sống nhục.
Câu 4:
Sự gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế chủ yếu được biểu hiện qua những cảm xúc chân thành, sâu nặng và mãnh liệt của nhà thơ. Những câu thơ như:
Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ.
Ôi thôi thôi! Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rầm...
Câu văn như được viết bằng nước mắt xót thương vô hạn của Đồ Chiểu. Đó là niềm tiếc thương vô hạn với đồng bào, với một phần máu thịt của Tổ quốc. Dù họ hi sinh nhưng những công lao và hình ảnh của họ như những tượng đài trường tồn, sống mãi trong thơ văn Việt Nam.
Phần luyện tập
Câu 1:
Đoạn văn ngắn phân tích những câu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thể hiện đầy đủ, sâu sắc triết lí nhân sinh=> Xem tại đây