Phần luyện tập
Câu 1:
Để xác định loại và thể văn học cần biết: Cơ sở chung để phân chia loại thể văn học là dựa vào phương thức ( cách thức phản ánh hiện thực, tình cảm của tác phẩm ).
Loại là phương thức tồn tại chung, thể hiện thực hóa của loại trong văn học được phân chia:
- Trữ tình: thơ ca, khúc ngâm…
- Tự sự: truyện, kí…
- Kịch: chính kịch, bi kịch, hài kịch…
- Ngoài ra còn có nghị luận
Thể là sự hiện thực hóa của loại.
Câu 2:
Đặc trưng của thơ
Thơ là thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu. Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức trong cuộc sống, những liên tưởng phong phú, nhưng cái cốt lõi của thơ là trữ tình. Thơ ca bao giờ cũng là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan. Vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng và vần hiệp lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu,... làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thẩm sâu của ý thơ.
Phân theo nội dung biểu hiện có:
- Thơ trữ tình (đi sâu vào tâm tư tình cảm, những chiêm nghiệm của con người về cuộc đời.
- Thơ tự sự (cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện)
- Thơ trào phúng (phủ nhận những điều xấu bằng lối viết mỉa mai, khôi hài
Phân theo cách thức tổ chức bài thơ có
- Thơ lách luật
- Thơ tự do
- Thơ văn xuôi
Thơ là thể loại ra đời rất sớm.Những bài hát trong lao động của người nguyên thủy được xem là những hình thức đầu tiên của thơ ca.
Những yêu cầu chính khi đọc - hiểu một bài thơ gồm:
- Khi đọc cần biết rõ xuất xứ của bài thơ: tác giả, năm xuất bản, thông tin hỗ trợ khác
- Đọc kĩ để hiểu đúng và cảm nhận mạch cảm xúc thơ
- Tìm đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ
- Phát hiện ra những câu, từ ngữ, hình ảnh tạo cảm xúc nhất
Câu 3:
Đặc trưng của truyện:
- Truyện phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được miêu tả và được kể lại bởi người kể chuyện (trần thuật) nào
- Nhân vật được miêu tả chi tiết và sinh động trong mối quan hệ với hoàn cảnh, với môi trường xung quanh.
- Truyện không bị gò bó về không gian, thời gian, có thể đi sâu vào tâm trạng con người, những cảnh đời cụ thể.
- Truyện sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau như có kể chuyện, lời nhân vật…
Thể loại: sáng tác dân gian (ngụ ngôn, truyện cười, truyền thuyết, cổ tích..), truyện trung đại, truyện hiện đại (truyện ngắn, tiểu thuyết và truyện thơ…)
Yêu cầu khi đọc - hiểu truyện:
- Đọc truyện cần biết hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để hiểu tư tưởng, chủ đề của tác phẩm
- Hiểu cốt truyện, diễn biến của tình tiết chính
- Nắm được tính cách của nhân vật từ đó hiểu tư tưởng, đặc điểm nghệ thuật của truyện
Phần luyện tập
Câu 1:
Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến đáng chú ý ở:
- Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Ngôn từ: giản dị, trong sáng đến mức kì lạ, có khả năng biểu đạt xuất sắc tinh tế cảnh vật, những uẩn khúc thầm kín khó giãi bày tâm sự
- sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng.
- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy cái động để gây ấn tượng sâu đậm về cái yên ắng, tĩnh lặng của tâm trạng
- Bài thơ cũng thành công với cách gieo vần: vần “eo” khó luyến láy, khó sử dụng diễn tả không gian nhọn, cảm giác về một không gian thu hẹp dần và khép kín lại, hài hòa
Câu 2:
Về cốt truyện: truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam là truyện không có cốt truyện Hai đứa trẻ đúng là rất tiêu biểu cho loại “truyện không có truyện”. Bởi lẽ, cốt truyện chỉ là cảnh một buổi chiều tối ở một phố huyện nghèo nàn, tăm tối, với tiếng trống thu không, cảnh chợ chiều hiu hắt, với một chõng hàng nước, một gánh hàng phở, một gia đình bác xẩm ê a, một bà già điên uống rượu cười sằng sặc và hai chị em cô hàng xén Liên, An cố thức chờ chuyên tàu đêm đi qua... Chỉ có vậy thôi, chẳng có tình huống gây cấn, éo le cũng không có mâu thuẫn xung đột, truyện không có xung đột, không có biến cố nó chỉ là diễn biến thời gian.
Về nhân vật: Nhân vật trong truyện là Liên và An, những người dân phố huyện. Truyện không thiên về các sự kiện, tình tiết mà đi sâu vào diễn biến tâm trạng của nhân vật.
Lời kể thì thủ thỉ, tâm tình đầy chất thơ.