Nội dung bài soạn
Câu 1:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.”
- Thời gian “ đêm khuya” và không gian: trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh và xuất hiện hình ảnh nhỏ nhoi đến cô độc “trơ cái hồng nhan”
- Tâm trạng: nhân vật trữ tình tìm đến rượu để giải quên nhưng nỗi buồn không thể nguôi ngoai hơn được mà cứ say rồi lại tỉnh. Ngắm vầng trăng sắp tàn mà vẫn chưa tròn – tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc không trọn vẹn. => sự cố đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình.
Câu 2:
- Thiên nhiên trong hai câu thơ 5 và 6 như cũng mang theo nỗi niềm phẫn uất của con người. Rêu là một sinh vật nhỏ bé, hèn mọn nhưng cũng không chịu khuất phục, mềm yếu; nó phải xiên ngang mặt đất. Đá vốn rất chắc nhưng giờ cũng ngọn hơn để đâm toạc chân mây.
- Biện pháp nghệ thuật: Lối đảo ngữ cùng với những động từ mạnh và gợi cảm thể hiện rõ hơn nỗi khát khao hạnh phúc, giải thoát khỏi cô đơn của nhân vật trữ tình. Các động từ mạnh như xiên, đâm kết hợp với các bổ ngữ như ngang, toạc thể hiện sự bưởng bỉnh, ngang ngạnh của thi sĩ.
Câu 3:
- Hai câu kết nói lên tâm trạng chán chường, buồn tủi của nhà thơ. Tâm trạng được trực tiếp bộc lộ. Thời gian vô tình cứ trôi chảy, xuân của tự nhiên qua đi rồi trở lại nhưng xuân của người thì không.
- Câu thơ cuối phản phất sự cay đắng chua xót của người phụ nữ bất hạnh, có những cuộc tình duyên không trọn vẹn đủ đầy.
==> Đó là tâm trạng của kẻ làm lẽ nhưng cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, khi hạnh phúc với họ thật mong manh và không được nhận một cách chính đáng.
Câu 4:
Do hoàn cảnh, bi kịch về duyên phận lỡ làng, muộn màng khi thời gian cứ trôi cứ trôi qua đi mà không đợi chờ ai. Bi kịch duyên phận được thể hiện qua các nghịch đối: duyên phận muộn màng, lỡ dở trong khi thời gian cứ lạnh lùng trôi đi (hai câu đầu). Sự nghịch đối này dẫn đến tâm trạng buồn tủi, phẫn uất nhưng ở đó vẫn tiềm ẩn khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc. Đó là khát vọng chính đáng của người phụ nữ, khi mong ước về một hạnh phúc gia đình trọn vẹn.
Phần luyện tập
Bài tập 1:
Hai bài thơ Tự tình (bài I) và Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương có những điểm tương đồng và khác biệt:
Tương đồng:
- Nội dung: Tâm trạng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa trước duyên phận hẩm hiu, đầy éo le và nghịch cảnh
- Cùng sử dụng thể thơ Đường luật
- Đều mượn cảm thức về thời gian (trong đêm tối) và không gian rộng, yên tĩnh và vắng lặng để thể hiện tâm trạng
- Sử dụng những từ ngữ có sức gợi: văng vẳng, cái hồng nhan, tí con con, …
Khác biệt
- Tự tình (bài I): sự xót xa của Hồ Xuân Hương trước duyên phận hẩm hiu. Đồng thời, cũng là sự vươn lên trước nghịch cảnh để đối đầu với số phận.
- Tự tình (bài II): Tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le. Bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.