Soạn giản lược bài thương vợ (Trần Tế Xương)

Soạn văn 11 bài Thương vợ (Trần Tế Xương) giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn

Nội dung bài soạn

Câu 1:

Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu> Xem tại đây

Câu 2:

Đức tính cao đẹp của bà Tú được nhà thơ thể hiện khá rõ trong hai câu thừa và hai câu thực.

Phẩm chất cao đẹp của bà Tú càng cao cả hơn trong hoàn cảnh vất vả, cực khổ, gian nan:

Nuôi đủ năm con với một chồng

  • Chữ “nuôi” đã đủ để nói lên những gì về một người phụ nữ tần tảo vì gia đình.  Lời văn vừa hóm hỉnh nhưng cũng mang nặng nỗi niềm suy tư khi cuộc sống khổ cực như vậy một người chồng như Tú Xương không giúp được nhiều cho bà. Câu thơ cũng nói lên niềm hạnh phúc của một người vợ đảm đang, hi sinh tất cả cho chồng, cho con. Đó như lời Tú Xương nói lên hộ vợ mình vậy.

Ở bà Tú sự đảm đang tháo vát đi liền với đức hi sinh, thể hiện ở việc bất chấp gian khó, chạy vạy buôn bán để nuôi chồng con. Song dường như những lời thơ miêu tả còn chưa đủ, Tú Xương còn bình luận tiếp:

Năm nắng mười mưa dám quản công

  • Thành ngữ "năm nắng mười mưa" vốn đã có hàm nghĩa chỉ sự gian lao, vất vả nay được dùng trong trường hợp của bà Tú nó còn nổi bật được đức chịu thương, chịu khó hết lòng vì chồng con của bà Tú. Nhưng với bà Tú đó lại là niềm hạnh phúc của một người vợ vì gia đình. Tú Xương đã thay vợ mình nói lên điều này.

==> Trần Tế Xương nói hộ những nỗi thiệt thòi của vợ nhưng đồng thời cũng thấy rõ cái đức hi sinh của người bạn đời. Người phụ nữ Việt Nam là vậy, bà Tú Xương là vậy, họ coi “giang sơn nhà chồng” là việc của mình, họ tự nguyện gánh vác không so đo oán than.

Câu 3:

Hai câu kết Tú Xương tự “chửi” mình vì chính ông là nguyên nhân gây nên nỗi khổ của vợ. Câu thơ còn là tiếng “chửi” của Tú Xương đối với xã hội, chửi cái thói đời đểu cáng, bạc bẽo để cho người vợ vất vả và chính xã hội biến mình thành ông chồng vô tích sự.

=> Lời chửi trong tâm khảm của sự yêu thương và có cả ngậm ngùi, chua xót.

Câu 4:

Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện qua từng câu chữ trong bài thơ. Tựa đề Thương vợ vẫn chưa thể hiện được đầy đủ tình thương của nhà thơ đối với vợ cũng như chưa toát lên được nhân cách của nhà thơ. Kể những nỗi vất vả, những đức tính phẩm chất đạo đức cao đẹp của bà để qua đó nói lên tình thương vợ sâu sắc, đồng cảm và hơn hết là biết ơn vợ. Qua lời tự “chửi” mình điều đó cũng chứng minh được tấm lòng của nhà thơ đối với bà Tú. Điều đó chứng tỏ tấm lòng của nhà thơ đối với bà Tú.

Phần luyện tập

Phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ "Thương vợ" của Tú Xương.

=> Xem tại đây

Xem thêm các bài Soạn văn 11 tập 1 giản lược, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 11 tập 1 giản lược được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

Tuần 9

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.