Quan sát trường em. Viết vào vở những điều em quan sát được. Lập dàn ý cho bài văn tả trường em

B. Hoạt động thực hành

1. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả trường em

a. Quan sát trường em. Viết vào vở những điều em quan sát được.

b. Lập dàn ý cho bài văn tả trường em

Gợi ý:

a. Mở bài:

  • Giới thiệu: Trường em nằm ở vị trí nào? Đặc điểm gì nổi bật giúp mọi người dễ nhận ra ngôi trường đó? ... (Hoặc: Lí do em muốn tả cảnh ngôi trường đang học).

b. Thân bài:

  • Cảnh bên ngoài trường: Lối đi vào có gì nổi bật? cổng trường thế nào? Biển ghi tên trường ra sao? Hoạt động trước cửa trường vào thời điểm miêu tả có điểm gì đáng nói?...
  • Cảnh bên trong trường:
    • Sân trường rộng hay hẹp? Cây cối thế nào? Trên sân trường có những cảnh gì nổi bật (về âm thanh, màu sắc...)?
    • Khu vực lớp học (trước mặt em, bên phải, bên trái) được bố trí ra sao? Các phòng học có những điểm gì làm em chú ý (cửa ra vào, cửa sổ,...)? ...
    • Các khu vực khác ở trường em (văn phòng, nhà hiệu bộ, thư viện, phòng thiết bị dạy học, vườn trường, bồn hoa cây cảnh,...) có gì nổi bật?

c. Kết bài:

  • Cảnh trường (vào lúc miêu tả) gợi cho em những cảm nghĩ gì? (Hoặc: Em có suy nghĩ gi về ngôi trường thân yêu của mình?...). 

Bài Làm:

Quan sát những điều em quan sát được ở trường, ta lập dàn ý  bài văn tả trường em như sau:

Mở bài:  Giới thiệu chung về ngôi trường

Thân bài: Miêu tả ngôi trường của em

a. Nhìn từ xa:

  • Ngôi trường được xây dựng trên một khoảng đất bằng phẳng, rộng rãi
  • Những bóng cây cổ thụ tỏa bóng mát cho ngôi trường
  • Biển hiệu tên trường được đặt ở vị trí trang trọng

b. Vào trong sân trường:

  • Tả bao quát ngôi trường của em:
    • Hình dáng: ngôi trường xây dựng gồm mấy dãy nhà, xếp theo hình chữ U….
    • Màu sắc, phòng học: Ngôi trường được xây dựng nhà cao tầng hoặc lớp mái ngói đỏ, tường sơn màu vàng hoặc trắng…
  • Sân trường:
    • Cột cờ, cây cối, ghế đá: Cột cờ được đặt ở giữa sân trường, cây cối có những loài cây gì, những hàng ghế đá được xếp gọn gàng dưới gốc cây.
    • Hoạt động vào giờ chào cờ: các lớp xếp hàng ngay ngắn, giữ trật tự để lắng nghe các lớp trực tuần tổng kết những hoạt động trong tuần học vừa qua.
    • Hoạt động vào giờ học: các bạn học sinh vào lớp học, sân trường im ắng và rộng rãi.
    • Hoạt động vào giờ ra chơi: Giờ ra chơi, các bạn học sinh nô đùa vui vẻ, với những trò chơi tập thể rất bổ ích…
  • Lớp học:
    • Số phòng học: trường có tất cả bao nhiêu lớp học, số lớp học ở mỗi dãy nhà…
    • Trang thiết bị bên trong (bàn, ghế, quạt, ảnh Bác Hồ…): bàn ghế xếp gọn gàng, mỗi lớp có 4 dãy bàn…
  • Vườn trường:
    • Cây trong trường: gồm các loài hoa tỏa hương thơm ngát, những cây to tỏa bóng mát…
    • Chăm sóc cây trong vườn trường: các lớp trực tuần được phân công tưới cây, nhặt cỏ trong vườn để cây cối luôn xanh tốt và tạo bầu không khí trong lành.

Kết bài:

  • Thể hiện niềm tự hào về ngôi trường
  • Những suy nghĩ và hành động của em nhằm xây dựng ngôi trường ngày càng xanh – sạch – đẹp hơn.

Xem thêm các bài Vnen tiếng Việt 5 tập 1, hay khác:

Để học tốt Vnen tiếng Việt 5 tập 1, loạt bài giải bài tập Vnen tiếng Việt 5 tập 1 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 5.

Lớp 5 | Để học tốt Lớp 5 | Giải bài tập Lớp 5

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 5, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 5 giúp bạn học tốt hơn.