B. Hoạt động thực hành
1. Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân.
Bài Làm:
Kể chuyện: Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Căn nhà sàn chật ních người. Ai nấy mặc quần áo đẹp như đi hội. Mấy cô gái trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, già làng mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung - nghi thức đặc biệt dành cho khách quý.
Y Hoa đến bên già Rok, trưởng buôn, đang đứng đón khách ở giữa nhà sàn. Nhận con dao mà già giao cho, nhằm vào cây cột nóc. Y Hoa chém một nhát thật sâu vào cột. Theo tục lệ, đó là lời thề của người lạ đến buôn. Lời thề ấy không thể nói ra mà phải khắc vào cột. Sau khi chém nhát dao,Y Hoa sẽ được coi là người trong buôn.
Già Rok sờ tay lên vết chém, gật gù khen:
- Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ!
Rồi giọng già vui hẳn lên:
- Bây giờ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi!
Bao nhiêu tiếng người cùng ùa theo:
- Phải đấy! Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào!
Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng phắc. Y Hoa nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, tôi viết hai chữ thật to, thật đậm: “Bác Hồ”. Y Hoa viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng hò reo cùng bật lên:
- Ôi, chữ cô giáo này! Nhìn kia!
- A, chữ, chữ cô giáo! Đẹp quá!
=> Qua câu chuyện này ta thấy, cô giáo Y Hoa là người cô giáo tốt không quản khó khăn để đưa cái chữ đến với người dân vùng cao, vùng sâu vùng xa. Từ đó, giúp họ biết con chữ, nâng cao trình độ dân trí, phát triển kinh tế.