Qua bảng số liệu, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhận xét và so sánh chế độ nhiệt, chế độ mưa của 2 địa điểm trên.

Câu 5: Qua bảng số liệu, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhận xét và so sánh chế độ nhiệt, chế độ mưa của 2 địa điểm trên.

MỘT SỐ CHỈ SỐ VỀ NHIỆT ĐỘ CỦA HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH (oC)

Nhiệt độ

Địa điểm

to TB năm (oC)

to TB tháng lạnh nhất (oC)

to TB tháng nóng nhất (oC)

Biên độ tTB năm

ttối thấp tuyệt đối

ttối cao tuyệt đối

Biên độ ttuyệt đối

Hà Nội

(21o01’B)

23,5

16,4

(tháng I)

28,9

(tháng VII)

12,5

2,7

42,8

40,1

TP. Hồ Chí Minh

(10o47’B)

27,1

25,8

(tháng XII)

28,9

(tháng IV)

3,1

13,8

40,0

26,2

 

Bài Làm:

Nhận xét và so sánh về chế độ nhiệt và chế độ mưa của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Thứ nhất, chế độ nhiệt:

  • Biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội (12,5oC) cao hơn TP.Hồ Chí Minh (3,1oC).
  • Hà Nội có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn TP.Hồ Chí Minh (23,5oC so với 27,1oC). Hà Nội có 3 tháng (XII, I, II) có nhiệt độ dưới 20oC, trong đó có 2 tháng dưới 18oC (tháng I, II).
  • TP.Hồ Chí Minh có nhiệt độ quanh năm cao và không có tháng nào nhiệt độ dưới 25oC.
  • Hà Nôi có 4 tháng (VI, VII, VIII, IX) có nhiệt độ cao hơn TP.Hồ Chí Minh.

Thứ hai, chế độ mưa:

  • Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh có lượng mưa ít (mùa khô) từ tháng XI đến tháng VI. Ở các tháng XI, XII, TP.Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn, nhưng ở các tháng I, II, III, IV, TP.Hồ Chí Minh có lượng mưa thấp hơn Hà Nội.
  • Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đều có lượng mưa nhiều (mùa mưa) từ tháng V đến tháng X. Lượng mưa trong các tháng này ở TP.Hồ Chí Minh hầu hết cao hơn Hà Nội (trừ tháng VIII).

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc-Nam?

Xem lời giải

Câu 2: Quan sát trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), nhận xét về sự thay đổi thiên nhiên từ Đông sang Tây?

Xem lời giải

Câu 3: Hãy quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, nêu dẫn chứng về mối quan hệ đó?

Xem lời giải

Câu 4: Hãy nêu ảnh hưởng kết hợp của gió mùa với hướng các dãy núi đến sự khác biệt về thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên?

Xem lời giải

Câu 6. Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta?

Xem lời giải

Câu 7. Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo Đông-Tây.Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên của vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Địa lí 12, hay khác:

Để học tốt Địa lí 12, loạt bài giải bài tập Địa lí 12 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12

ĐỊA LÍ KINH TẾ LỚP 12

 

TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 12

MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP MÔN ĐỊA LỚP 12

TUYỂN TẬP ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.