TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói về đặc điểm diễn đạt là gì?
-
A. Sử dụng các từ ngữ phù hợp với từng phong cách.
- B. Diễn đạt chặt chẽ, rõ ràng, trong sáng.
- C. Sử dụng câu dài với nhiều thành phần câu.
- D. Từ ngữ có tính biểu cảm cao.
Câu 2: Đặc điểm của ngôn ngữ viết là gì?
-
A. Được thể hiện qua chữ viết trong văn bản, hình thành một cách có chọn lọc kĩ càng, có suy nghĩ và căn chỉnh một cách cẩn thận.
- B. Được thể hiện qua hình vẽ, màu sắc, bố cục.
- C. Được thể hiện qua lời nói, truyền miệng từ người này sang người kia.
- D. Ngôn ngữ có thể được sửa chữa, bổ sung, chỉnh sửa
Câu 3: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào mang đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ viết?
- A. Bài báo ghi lại cuộc tọa đàm.
- B. Biên bản ghi lại những lời phát biểu trong cuộc họp.
-
C. Lời thuyết trình theo một văn bản chuẩn bị trước.
- D. Đoạn đối thoại của các nhân vật trong tác phẩm văn học.
Câu 4: Ngôn ngữ viết được sự hỗ trợ của yếu tố nào?
- A. Nét mặt
- B. Cử chỉ
-
C. Dấu câu
- D. Điệu bộ
Câu 5: Dòng nào nêu nhận xét đúng nhất về các câu văn vần trong truyện Tấm Cám?
- A. Là văn bản (ngôn ngữ) nói.
- B. Là văn bản (ngôn ngữ) viết.
-
C. Là văn bản (ngôn ngữ) nói được ghi lại bằng chữ viết.
- D. Là văn bản (ngôn ngữ) viết được trình bày bằng hình thức nói.
Câu 6: Nhận xét nào về các câu văn vần trong truyện Tấm Cám chưa chính xác?
- A. Có người nói và người nghe.
-
B. Người nghe không có mặt.
- C. Được thể hiện bằng âm thanh và ngữ điệu.
- D. Ngôn ngữ tự nhiên, trau chuốt.
Câu 7: Trong nói và viết, cần tránh hiện tượng nào?
- A. Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết.
- B. Ngôn ngữ viết được trình bày lại bằng lời nói.
- C. Dùng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đúng lúc, đúng chỗ.
-
D. Dùng những yếu tố đặc thù của ngôn ngữ viết khi nói.
Câu 8: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết về phương tiện vật chất là gì?
-
A. Có sự phối hợp giữa âm thanh với các phương tiện phi ngôn ngữ.
- B. Có sự xuất hiện trực tiếp của người nghe.
- C. Ngôn ngữ tự nhiên, ít trau chuốt.
- D. Sử dụng các yếu tố dư, thừa, lặp.
Câu 9: Có ý kiến cho rằng: So với ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết được lựa chọn rất kĩ càng, chính xác và có sự điều chỉnh nên sai sót gặp phải sẽ ít hơn. Cách truyền đạt tới người tiếp nhận cũng sẽ được cụ thể, người đọc có thể đọc đi đọc lại nhiều lần, đúng hay sai? Vì sao?
-
A. Đúng. Vì ngôn ngữ nói sẽ trải qua thêm 1 lần suy nghĩ, người viết có sự trau chuốt hơn vì thế nghĩa sẽ cụ thể hơn so với ngôn ngữ nói.
- B. Sai. Ngôn ngữ nói hay viết đều giống nhau. Người nói thế nào sẽ viết ra như thế.
- C. Đây là ý kiến trung lập, không nhận định rõ
- D. Tùy thuộc vào người nghe
Câu 10: Nhận xét nào sau đây không phải nói về đặc điểm diễn đạt của đoạn văn trên?
- A. Từ ngữ tự nhiên
-
B. Từ ngữ chọn lọc
- C. Từ ngữ có tính khẩu ngữ
- D. Dùng hình thức tỉnh lược
Câu 11: Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu: giọng nói có thể cao hay thấp, nhanh hay chậm, mạnh hay yếu, liên tục hay ngắt quãng. Ý kiến trên đúng hay sai? Vì sao?
-
A. Đúng. Vì nó sẽ thay đổi dựa trên ngữ cảnh, cảm xúc của người nói
- B. Sai. Vì người nói không thể nói quá dài được
- C. Phụ thuộc vào người nghe và cảm nhận
- D. Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 12: Ngôn ngữ nói không được sử dụng tiếng lóng, giản lược, đúng hay sai? Vì sao?
- A. Sai. Ngôn ngữ viết không được sử dụng tiếng lóng, giản lược còn ngôn ngữ nói vẫn sử dụng để biểu lộ cảm xúc.
-
B. Đúng. Vì nó thể hiện sự tôn trọng của người nói với đối tượng nghe
- C. Tùy theo tình huống ngữ cảnh.
- D. Tất cả đáp án trên đều sai
Câu 13: Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm của ngôn ngữ nói?
- A. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh.
- B. Ngôn ngữ nói đa dạng về ngữ điệu.
- C. Ngôn ngữ nói sử dụng nhiều lớp từ, kiểu câu đa dạng.
-
D. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ tinh luyện và trau chuốt.
Câu 14: Dòng nào sau đây nêu nhận xét đúng nhất về đoạn văn sau:
- Sao anh không cưỡi lên ngựa mà chạy cho mau?
[...]
- Rõ khéo cho anh, bốn cẳng lại so với sáu cẳng được à?
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
- A. Là văn bản (ngôn ngữ) nói.
- B. Là văn bản (ngôn ngữ) viết.
-
C. Là văn bản (ngôn ngữ) nói được ghi lại bằng chữ viết.
- D. Là văn bản (ngôn ngữ) viết được trình bày bằng hình thức nói.
Câu 15: Những yếu tố phi ngôn ngữ nào có thể hỗ trợ cho ngôn ngữ nói?
-
A. Nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, giọng điệu.
- B. Nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, âm điệu.
- C. Nét mặt, cử chỉ, giọng điệu.
- D. Cử chỉ, điệu bộ, giọng điệu.
Câu 16: Dưới đây là một đoạn văn nói:
Chào anh, em là A.
Chào em, anh là B.
Anh B làm gì vậy?
Anh B đang đi dạo.
Em cũng đang đi dạo.
Nhận xét nào sau đây đúng về đoạn văn nói trên?
-
A. Đoạn văn nói trên là một đoạn văn hoàn chỉnh, có đầy đủ các thành phần câu.
- B. Đoạn văn nói trên là một đoạn văn không hoàn chỉnh, thiếu thành phần câu.
- C. Đoạn văn nói trên là một đoạn văn hoàn chỉnh, nhưng không có dấu câu.
- D. Đoạn văn nói trên là một đoạn văn không hoàn chỉnh, thiếu dấu câu
Câu 17: Dòng nào sau đây nêu đúng mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết?
- A. Ngôn ngữ nói là cơ sở của ngôn ngữ viết.
- B. Ngôn ngữ viết là cơ sở của ngôn ngữ nói.
- C. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là hai loại ngôn ngữ hoàn toàn tách biệt nhau.
-
D. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là hai loại ngôn ngữ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Câu 18: Dòng nào sau đây nêu đúng vai trò của ngôn ngữ viết trong đời sống xã hội?
- A. Ngôn ngữ viết là phương tiện duy nhất để lưu trữ và truyền đạt thông tin trong thời gian dài.
- B. Ngôn ngữ viết là phương tiện duy nhất để giao tiếp giữa con người với con người.
-
C. Ngôn ngữ viết là phương tiện quan trọng để ghi chép, lưu trữ, truyền đạt thông tin, tri thức của nhân loại.
- D. Ngôn ngữ viết là phương tiện quan trọng để giao tiếp và sáng tạo văn hóa.
Câu 19: Dòng nào sau đây nêu đúng mối quan hệ giữa ngôn ngữ viết và các loại hình ngôn ngữ khác?
- A. Ngôn ngữ viết là loại ngôn ngữ độc lập, không có mối quan hệ với các loại hình ngôn ngữ khác.
- B. Ngôn ngữ viết có mối quan hệ gần gũi với ngôn ngữ khoa học, công nghệ.
- C. Ngôn ngữ viết có mối quan hệ gần gũi với ngôn ngữ nghệ thuật, văn học.
-
D. Ngôn ngữ viết có mối quan hệ gần gũi với tất cả các loại hình ngôn ngữ khác.
Câu 20: Đặc điểm nào dưới đây không phải của ngôn ngữ viết trong văn bản:
Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc, trăm hoa đua nở, không khí ấm áp, trong lành. Mùa xuân là mùa của sự sống, của niềm vui và hy vọng.
-
A. Ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp trực tiếp.
- B. Ngôn ngữ được ghi lại bằng chữ viết.
- C. Ngôn ngữ được sử dụng theo đúng quy tắc chính tả, ngữ pháp.
- D. Ngôn ngữ có thể được lưu trữ và truyền đạt trong không gian và thời gian.