1. PHÉP NHÂN SỐ TỰ NHIÊN
a. Nhân hai số tự nhiên
- Phép nhân hai số tự nhiên a và b cho ta một số tự nhiên gọi là tích của a và b, kí hiệu $a × b$ hoặc $a.b$
KH: $a .b = a + a + ... + a$ ( b là só hạng)
VD: $ 5 . 4 = 5 + 5 + 5 + 5 = 20$
$16. 3 = 16 + 16 + 16 = 48$
Chú ý: Nếu các thừa số đều bằng chữ, hoặc chỉ có một thừa số bằng số thì ta có thể không viết dấu nhân giữa các thừa số.
Chẳng hạn, $a.b = ab$ ;$ 2.m = 2m$
Ví dụ 1:
Luyện tập:
a) 834 . 57
b) 603. 295
Vận dụng 1:
Bác Thiệp phải trả số tiền là:
$350 × 250 = 87 500 ( đồng)$
Đ/s: $87 500$ đồng.
TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN
Phép nhân có các tính chất:
- Giao hoán: $ab = ba$
- Kết hợp: $(ab)c = a(bc)$
- Phân phối của phép nhân đối với phép cộng: $a(b+c) = ab + ac$
* Chú ý:
-
$a .1 = 1 . a =a$
$a . 0 = 0 . a = 0$
-
Tích $(ab)c$ hay $a(bc)$ gọi là tích của ba số $a, b, c$ và viết gọn là $abc$.
Ví dụ 2:
$24 . 25 = ( 6 . 4) . 25 = 6. ( 4. 25) = 6 × 100 = 600$
Luyện tập 2:
$125 . 8 001 . 8 = ( 125 . 8) . 8 001 = 1000 . 8 001 = 8 001 000$
Vận dụng 2: Giải
Nhà trường cần dùng tất cả số bóng đèn LED là:
$32 × 8 = 256$ (bóng)
Nhà trường phải trả số tiền mua bóng đèn LED là:
$256 × 96 = 24 576$ (nghìn đồng)
Đáp số: $24 576 000$ đồng.
2. PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN
- Với hai số tự nhiên a, b đã cho, ( $b \neq 0$) ta luôn tìm được q và $r \in N$ sao cho $a = bq + r$, trong đó $0\leq r < b$.
- Nếu $r = 0$ thì ta có phép chia hết $a : b = q$; a là số bị chia, q là thương.
- Nếu $r \neq 0$ thì ta có phép chia có dư $a: b = q$ (dư r); a là số bị chia, b là số chia, q là thương và r là số dư.
Ví dụ 3:
=> $4847 : 131 = 37$ ( dư 0)
=> $6580 : 157 = 35$ ( dư 85)
Luyện tập 3:
Ví dụ 4:
Vì $487 : 45 = 10$ ( dư 37) nên xếp đủ 10 xe thì còn thừa 37 người và phải dùng thêm 1 xe nữa để chở hàng hết những người này.