1. LÀM ĐẤT, BÓN ĐẤT
1.1 CÀY, BỪA ĐẤT
- Cày, bừa : làm nhỏ, tơi xốp đất giúp cho bộ rễ cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng hút nước, hút dinh dưỡng trong đất.
- Đối với cây trồng nước : Cần chọn đất ruộng trũng, ngập nước.
- Đối với cây trồng cạn : Cần chọn đất cao ráo, bằng phẳng, sẽ thoát nước.
1.2 LÊN LUỐNG
- Đối với cây trồng cạn, ngắn ngày (cây hàng năm) thường phải lên luống.
- Lên luống ngay thẳng, bằng phẳng, kích thước luống thích hợp với từng loại cây trồng và mùa vụ trồng trọt.
1.3 BÓN PHÂN LÓT
Các phương pháp :
- Bón vãi : rải đều trên mặt luống.
- Bón theo hàng : rạch hàng trên mặt luống và rải phân vào rạch.
- Bón theo hốc : bổ hốc trên mặt luống theo đúng khoảng cách trồng.
- Bón theo hố: đào hố và đổ phân vào.
=> Kết luận:
- Đất trồng cây cần được cày bừa kĩ, tơi xốp, sạch cỏ dại, sạch mầm mống sâu bệnh hại.
- Bón phân hợp lí : đúng lúc, đúng loại, đúng cách, đúng liều lượng.
2. GIEO HẠT, TRỒNG CÂY
2.1 GIEO HẠT
Các phương pháp gieo :
- Gieo vãi : rắc hạt giống đều trên bề mặt luống.
- Gieo theo hàng : rạch thành từng hành trên bề mặt luống với khoảng cách phù hợp với từng loại cây trồng.
- Gieo theo hốc : tạo hốc nhỏ trên bề mặt luống với khoảng cách đều nhau, phù hợp với từng loại cây trồng.
2.2 TRỒNG CÂY
- Ở chính giữa hàng, hốc hoặc hố đã bón lót, bổ hốc sâu bằng chiều dài của rễ cây (chiều cao của bầu).
- Đặt cây giống nhẹ nhàng vào hiuwax hốc và lấp đất kín rễ (lấp ngang miệng bầu).
=> Kết luận : Gieo trồng đúng cách với mật độ, khoảng cách hợp lí.
3. CHĂM SÓC
3.1 TƯỚI NƯỚC
Tùy từng loại cây trồng, tính chất đất và khí hậu, thời tiết mà tưới với chu kì và lượng nước tưới khác nhau.
- Phương pháp tưới nhỏ giọt thích hợp cho loại cây trồng: cây cảnh trồng trong nhà, cây trồng trong bồn, trồng trong hốc...
- Phương pháp tưới phun mưa: thích hợp cho loại cây trồng: các loại rau, các cây trồng theo hàng..
3.2 BÓN THÚC
- Bón vào gốc: hòa tan phân bón vào nước và tưới vào xung quanh gốc cây.
- Bón qua lá: pha phân bón lá với nồng độ khuyến cáo trên bao bì và phun ướt đều toàn bộ lá trên cây.
3.3 XỚI, XÁO, LÀM CỎ, VUN GỐC
- Xới xáo, làm cỏ và vun gốc có tác dụng: giúp cho bộ rễ phát triển tốt, giúp cho cây đứng vững, bộ rễ và củ trong đất phát triển tốt.
3.4 LÀM GIÀN
Các kiểu giàn :
* Kiểu chữ I:
- Ưu điểm: dễ thi công, mật độ cao
- Nhược điểm: chất lượng quả thấp, chăm sóc kém
- Ví dụ: cà phê
* Kiểu chữ A, X:
- Ưu điểm: kiên cố, chắc chắn, dễ chăm sóc, lấy nhiều ánh sáng
- Nhược điểm: không
- Ví dụ: cà chua, dưa chuột
* Kiểu giàn mái bằng:
- Ưu điểm: chất lượng quả tốt
- Nhược điểm: khó thi công, khó chăm sóc
- Ví dụ: bầu, bí
3.5 CẮT TỈA
- Cần cắt tỉa cho cây trồng để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn ta cần cắt bỏ các cành lá thừa, các cành lá mọc chen chúc, cành lá vô hiệu hóa, yếu, sâu bệnh,... giúp tập trung chất dinh dưỡng đi nuôi những phần khỏe của cây, giúp cây phát triển tốt, có lợi cho người trồng.
3.6 PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
- Phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng có tác dụng giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
- Các biện pháp trừ sâu, bệnh hại cây trồng:
+ Biện pháp cơ giới
+ Sử dụng thiên địch
+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
=> Kết luận: Chăm sóc tốt: tưới nước, vun xới, làm cỏ, cắt tỉa, làm giàn, phòng trừ sâu bệnh.
4. THU HOẠCH
- Để có sản phẩm đạt năng suất và chất lượng tốt nhất, cần thu hoạch khi sản phẩm có độ chín thích hợp, tránh thời điểm nắng nóng, mưa nhiều
- Khi thu hoạch, để tránh gây tổn thương cho sản phẩm cần sử dụng dụng cụ chứa đựng sản phẩm thích hợp và bao gói cẩn thận, loại bỏ sản phẩm hư hỏng ngay sau khi thu hoạch.
=> Kết luận : Thu hoạch đúng lúc và đúng cách, tránh gây tổn thất sản phẩm.