1. CẢI TẠO, SỬ DỤNG ĐẤT XÁM BẠC MÀU
Nguyên nhân hình thành |
Đặc điểm của đất xám bạc màu |
Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng |
- Địa hình: dốc thoải nên dễ bị xói mòn và rửa trôi các hạt sét, keo và chất dinh dưỡng. - Đá mẹ: đất hình thành trên các loại đá mẹ (đá cát, đá magma acid,...) có tính chua, rời, không có kết cấu nên không giữ được chất dinh dưỡng. - Khí hậu: mưa nhiều, nhiệt độ cao (quá trình phong hoá, phân huỷ các chất nhanh). - Con người: tập quán canh tác lạc hậu nên đất bị thoái hoá mạnh. ở nước ta, đất xám bạc màu chủ yếu phát triển trên đất phù sa cổ, đá magma acid và đá cát, phân bố tập trung ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung du Bắc Bộ. |
Đất xám bạc màu có đặc điểm: tầng đất mặt mỏng, lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ (tỉ lệ cát lớn, lượng sét và keo ít), màu xám trắng, đất thường bị khô hạn; hầu hết có tính chua (pH < 4,5), nghèo chất dinh dưỡng, nghèo mùn; vi sinh vật trong đất ít, hoạt động yếu. |
- Làm đất: làm đường đồng mức đối với đất dốc; cày sâu để đưa sét tầng dưới lên tầng mặt. - Thuỷ lợi: củng cố bờ vùng, bờ thửa, xây dựng hệ thống tưới, tiêu hợp lý. - Bón phân: bón nhiều phân hữu cơ và vôi, giảm lượng phân bón hoá học. - Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý: luân canh, xen canh,... - Trồng cây cải tạo đất: cây họ đậu, cây phân xanh,...
- Hướng sử dụng: Đất thích hợp trồng nhiều loại cây trồng cạn: ngô, hoa, cây cảnh, cây ăn quả, keo lá tràm, keo tai tượng, lạc, đậu, vừng, chè,... |
2. CẢI TẠO, SỬ DỤNG ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ
Nguyên nhân hình thành |
Đặc điểm |
Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng |
- Khí hậu: lượng mưa, cường độ mưa và thời gian mưa. - Địa hình: độ dốc lớn; chiều dài dốc. - Con người: đốt rừng làm rẫy; phá rừng; khai thác gỗ không hợp lí, kĩ thuật canh tác không phù hợp. |
Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá có tầng đất mặt còn rất mỏng, có trường hợp mất hẳn tầng đất mặt, trơ sỏi, đá. Đá, cát, sỏi chiếm ưu thế trong đất. Đất có phản ứng chua đến rất chua, nghèo mùn và chất dinh dưỡng. Vi sinh vật trong đất ít, hoạt động yếu. |
- Trồng cây theo luống: trồng cây thành từng luống. Giữa các luống, trồng xen các loại cây có khả năng chống xói mòn như cây họ đậu. - Trồng cây có bộ rễ khoẻ, có khả năng phá lớp đất rắn bề mặt như cỏ Vetiver, cỏ Mombasa Guinea, cỏ Ruzi,... - Trồng cây che phủ đất: đám báo đất luôn được che phủ bằng cây trồng chính hoặc cây che phủ, nhất là mùa mưa. - Che phủ đất bằng các bộ phận dư thừa của cây trồng sau khi thu hoạch. - Luân canh cây trồng. - Trồng cây theo đường đồng mức, theo băng. - Bón vôi, bón phân hữu cơ kết hợp với phân hoá học. |
3. CẢI TẠO, SỬ DỤNG ĐẤT MẶN
Nguyên nhân hình thành |
Đặc điểm |
Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng |
Đất mặn là đất chứa nhiều muối hoà tan (lớn hơn 1%). Loại đất này thường xuất hiện tại các vùng ven biển.
Đất nhiễm mặn do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của nước biến (thuỷ triều, bão, vỡ đê,...), do tưới tiêu không hợp lí. |
- Thành phần cơ giới nặng, dẻo, dính khi ướt và nứt nẻ, rắn chắc khi khô. Dung dịch đất chứa nhiều thành phần muối tan như NaCl, Na2SO4. - Đất mặn nghèo mùn, đạm, lân tổng số và lân dễ tiêu. - Đất có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm.
|
Biện pháp: - Thuỷ lợi: xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lý. Dần nước ngọt vào ruộng, cày, bừa, sục bùn để các muối hòa tan, ngâm ruộng sau đó tháo nước ra kênh tiêu. - Bón vôi: bón vôi có tác dụng đẩy Na+ ra khỏi keo đất. Sau khi bón vôi, tháo nước rửa mặn, bón bổ sung chất hữu cơ để nâng cao độ phì nhiêu cho đất. -Trồng cây chịu mặn: trồng các loại cây chịu mặn (đậu nành, dứa, cói,...) để hấp bớt Na+ trong đất trước khi trồng các loại cây khác. - Hướng sử dụng + Đất mặn sau khi cải tạo có thể trồng cói, trồng các giống lúa chịu mặn hoặc kết hợp trồng lúa với nuôi thuỷ hải sản. + Vùng đất mặn ngoài đê: trồng sú, vẹt kết hợp nuôi trồng hải sản. |
4. CẢI TẠO, SỬ DỤNG ĐẤT PHÈN
Nguyên nhân hình thành |
Đặc điểm |
Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng |
- Đất phèn thường được hình thành và phát triển ở những vùng địa mạo đầm lầy, rừng ngập mặn, cửa sông có địa hình trũng, khó thoát nước. - Đất phèn là sản phẩm bồi tụ phù sa kết hợp với vật liệu sinh phèn (xác sinh vật chứa nhiều lưu huỳnh) và muối phèn. |
- Màu sắc: màu đen hoặc nâu ở tầng đất mặt, có mùi đặc trưng của lưu huỳnh và H2S. - Thành phần cơ giới của đất nặng, tầng đất mặt cứng, nhiều vết nứt nẻ khi khô hạn. - Đất có độ phì nhiêu thấp, rất chua (trị số pH < 4). Hàm lượng nhôm di động Al3+rất cao gây độc cho phần lớn loại cây trồng, hàm lượng lân dễ tiêu rất thấp. - Hàm lượng hữu cơ trong đất ở mức khá, giàu kali. |
Biện pháp cải tạo - Thuỳ lợi: lên luống (liếp) hoặc xây dựng hệ thống kênh tưới và kênh tiêu song song để thau chua rửa mặn; hạ thấp mực nước ngầm mặn (bơm nước lên ruộng rồi tiêu xuống mương tiêu). - Bón vôi: có tác dụng rất tốt cho việc khử chua và hạn chế tác hại của nhôm di động.
- Bón phân: bón cân đối đạm, lân, kali; bón phân hữu cơ, phân vi lượng đến nâng cao độ phì nhiêu của đất. Biện pháp canh tác: giữ nước thường xuyên trong ruộng để trồng lúa, không nên đề nước cạn; không cày ải đối với đất phèn; những nơi đất bị phèn mạnh phải lên liếp rửa phèn (Hình 5.10) rồi mới sử dụng cho trồng trọt; lựa chọn những loại cây có tính chịu phèn hoặc chua mặn. - Hướng sử dụng Dùng đất phèn để trồng lúa chịu phèn (đồng bằng sông Cửu Long) hoặc trồng cây chịu phèn (mía, khoai mì, chuối, chè, mè, bạch đàn, tràm,...) |
5. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ ĐẤT TRỒNG
Người ta thường sử dụng một số biện pháp để bảo vệ đất trồng sau:
- Canh tác: làm đất, sử dụng máy móc cơ giới hoá một cách hợp lý; hạn chế sử dụng các loại hóa chất độc hại cho đất; che phủ đất, trồng cây bảo vệ đất (chắn gió, chắn cát, ngăn sóng biển,...); luân canh, xen canh cây trồng.
- Thuỷ lợi: tưới, tiêu hợp lý.
- Bón phân: cân đối, tăng cường sử dụng phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh.
6. THỰC HÀNH
-
Chuẩn bị
- Dụng cụ: máy đo pH; máy đo độ mặn hoặc bút đo độ mặn; dụng cụ đào, xúc đất (xẻng làm vườn); xô hoặc thùng (để trộn các mẫu đất); cốc dung tích 1 lít (cốc lít); nước có độ pH bằng 7 hoặc nước cất.
-
Quy trình thực hiện
a) Đất vườn - đất khô
- Bước 1. Chọn điểm lấy mẫu đất: chọn tối thiểu 5 điểm trong khu đất cần xác định pH.
- Lưu ý: chọn điểm lấy mẫu đất đảm bảo tính đại diện cho khu đất cần xác định pH.
- Bước 2. Lấy mẫu đất: dùng xẻng lấy khoảng 300g đất tại mỗi điểm đã chọn (sâu từ 5 đến 10 cm), cho tất cả các mẫu vào cùng một dụng cụ đựng (xô hoặc thùng).
- Bước 3. Trộn gộp các mẫu đất: làm nhỏ đất trong dụng cụ đựng, trộn đều, loại bỏ tạp chất lẫn vào đất.
- Bước 4. Tạo dung dịch đề đo pH, độ mặn: lấy khoảng 100g đất từ các mẫu đã trộn cho vào cốc lít, đổ nước cất vào cốc theo tỉ lệ 1 đất: 5 nước, lắc khoảng 5 phút (đất tan thành dung dịch).
- Bước 5. Đo pH và độ mặn: cắm đầu đo của máy hoặc bút đo pH hoặc đo độ mặn vào cốc dung dịch, giữ đầu đo 30 đến 60 giây, đọc kết quá.
b) Ruộng lúa
- Đối với ruộng lúa khô, thực hiện như đất vườn - đất khô. Đối với đất ruộng lúa ngập nước, nhúng đầu đo của máy hoặc bút đo đo pH và đo độ mặn vào nước tại ruộng, giữ đâu đo 30 đến 60 giây và đọc kết quả.
- Lưu ý: nên làm theo hướng dẫn sử dụng kèm theo máy hoặc bút đo trước khi đo.