I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Tên: Trần Đăng Khoa
- Năm sinh: 1958
- Quê quán: Nam Sách – Hải Dương
- Ông được mệnh danh là “thần đồng thơ văn”, có nhiều sáng tác thơ hay dành cho thiếu nhi
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: bài thơ được trích từ tập Góc sân và khoảng trời (1999)
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Đọc, chú thích
2. Thể thơ
- Thể thơ: 5 chữ
3. Phân tích
3.1. Phần đầu: câu hát của bà
- Câu hát của bà là câu hát để hái trầu đêm của người lớn.
→ chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại, làm rõ thêm mối quan hệ mới hồn nhiên và thật sự bình đẳng, mến thân của Trần Đăng Khoa với bạn Trầu.
3.2. Cuộc trò chuyện với trầu
a. Coi trầu như một người bạn
- Khi “đánh thức trầu”, cậu bé coi trầu như con người, có đủ giác quan, cảm nhận:
+ Nghe được: Đã ngủ rồi hả trầu?/ Đã dậy chưa hả trầu?
+ Nhìn thấy: Mở mắt xanh ra nào
+ Tin rằng trầu biết đau, biết giật mình: Không làm mày đau đâu/ Đừng lụi đi trầu ơi!
→ Cây trầu có đủ giác quan và có cuộc sống như con người.
- Cách xưng hô: mày, tao
→ thể hiện sự thân mật, gần gũi, thân thiết như những người bạn đồng trang lứa.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung – Ý nghĩa:
- Bài thơ là lời đánh thức trầu để xin hái lá cho bà vào đêm khuya. Qua đó thể hiện sự trân trọng, nâng niu, yêu quý của người dân quê với thiên nhiên và nét hồn nhiên, đáng yêu của trẻ thơ.
2. Nghệ thuật
- Lời thơ nhẹ nhàng kết hợp nghệ thuật nhân hóa, câu hỏi tu từ thể hiện tình cảm của cậu bé với lá trầu.