I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Tên: Trần Đức Tiến
- Năm sinh: 1953
- Quê quán: Hà Nam
- Chủ đề sáng tác: ông viết nhiều truyện ngắn cho thiếu nhi.
2. Tác phẩm
- In trong tập Xóm bờ Giậu, năm 2018
3. Đọc, tìm hiểu chú thích
- Thể loại: truyện đồng thoại
- Ngôi kể: ngôi thứ ba
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Nhận vật Bọ Dừa
a. Khi đến xóm Bờ Giậu
- Thời gian: chạng vạng tối
- Mục đích: tìm chỗ trọ qua đêm.
- Thái độ của Bọ Dừa khi Thằn Lằn ngỏ ý ở nhà của bác: giật mình, run run, lo sợ.
- Bọ Dừa chọn nơi để ngủ: dưới vòm trúc.
b. Trong đêm ngủ ở xóm Bờ Giậu
- Những thanh âm: lá cây xào xạc, côn trùng rỉ rả, tiếng Tắc Kè gọi cửa, tiếng Ốc Sên đi làm về. tiếng thở dài của gió, tiếng rơi của sương.
- Nghệ thuật nhân hóa, khiến cho các sự vật trở nên gần gũi, thân thuộc.
→ những âm thanh rất thân quen với làng quê.
- Tác giả có sự quan sát tỉ mỉ, rất tinh tế và am hiểu về đời sống các loài vật.
c. Sáng hôm sau khi tỉnh giấc tại xóm Bờ Giậu
- Hành động, trạng thái: ăn mặc chỉnh tề, cảm thấy hài lòng sau một đêm mất ngủ.
- Lí do muốn trở về quê: giọt sương → khiến ông sực nhớ quê nhà.
- Những âm thanh, hình ảnh trong đêm mất ngủ đã gợi nhắc BD về hình ảnh quê hương mà bao lâu nay ông bỏ quên.
2. Nhân vật Thằn Lằn
- Niềm nở, thân thiện, nhiệt tình với vị khách đến xóm của mình.
- Có thái độ
3. Cụ giáo Cóc
- Là trưởng thôn , am hiểu mọi vấn đề ở trong cuộc sống.
- Lời nói của cụ giáo Cóc cũng chính là thông điệp của tác giả muốn nói: đôi khi vì cuộc sống bận rộn khiến chúng ta quên đi những điều thân thuộc, gần gũi với chính mình. Vì vậy hãy biết trân trọng những giá trị của cuộc sống.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung – Ý nghĩa:
- Nội dung: Văn bản kể lại một đêm mất ngủ của Bọ Dừa tại xóm Bờ Giậu. Những âm thanh, hình ảnh quen thuộc đó đã gợi nhắc ông về hình ảnh quê hương mà bao lâu nay ông bỏ quên.
- Ý nghĩa: Hãy biết trân trọng những giá trị của cuộc sống mà con người vốn dễ lãng quên.
2. Nghệ thuật
- Nghệ thuật nhân hóa đặc sắc, cách kể chuyện hấp dẫn và sinh động.