I. TẾ BÀO NHÂN SƠ
- Có kích thước rất nhỏ, thường có hình cầu, hình que, hình xoắn.
- Có cấu tạo đơn giản, không có nhân hoàn chỉnh, các bào quan có màng.
- Màng tế bào đóng vai trò kiểm soát sự ra vào tế bào của các chất.
- Bao bên ngoài màng tế bào là thành tế bào tạo hình dạng và sự cứng chắc của tế bào, chống lại áp lực của nước đi vào tế bào và sự gây hại của các sinh vật hay tế bào khác.
- Chất đi truyền của tế bào nhân sơ là phân tử DNA dạng vòng kép gồm khoảng vài nghìn gene nằm ở vùng nhân, không có màng bao bọc.
- Ribosome thuộc loại nhỏ 70S.
* Ở nhiều tế bào vi khuẩn, ngoài phân tử DNA ở vùng nhân còn có một hoặc một số phân tử DNA vòng, nhỏ gọi là plasmid; Nhiều vi khuẩn có vỏ nhày bao phủ bên ngoài thành tế bào giúp chúng bám dính vào các bề mặt và bảo vệ tế bào tránh các tác nhân bên ngoài: Một số tế bào có thêm lông nhung bên ngoài vỏ nhảy giúp chúng bám vào các bề mặt: Ngoài ra, một số tế bào có một hoặc một số roi có vai trò thực hiện di chuyển của tế bào.
II. TẾ BÀO NHÂN THỰC
- Có kích thước khoảng 10 — 100 μm; Có những tế bào có kích thước lớn hơn nhiều như tế bào thần kinh, tế bào trứng, tế bào mạch gỗ,...
- Có cấu tạo phức tạp với nhân hoàn chỉnh và các bào quan có màng.
- Phần bên trong tế bào nhân thực được xoang hoá nhờ hệ thống nội màng, màng giúp bao bọc đảm bảo cho nhiều hoạt động sống (phân giải, tổng hợp,...) diễn ra trong cùng một thời gian. Đây cũng là bước tiến hoá quan trọng của tế bào nhân thực so với tế bào nhân sơ.
- Mỗi bào quan có cấu trúc đặc trưng, thực hiện chức năng nhất định trong tế bào.
- Có các bào quan có màng kép như nhân, ti thể, lục lạp và các bào quan có màng đơn như lưới nội chất, bộ máy Golgi, peroxisome, lysosome, không bào.
- Ngoài ra, tế bào nhân thực cũng có bào quan không có màng như ribosome.