III. VẬN DỤNG
Câu 1: Em có nhận xét gì về lịch của các nước thời xưa?
Câu 2: Nêu cách giải quyết ngày dư thừa trong năm của một số nước thời xưa?
Câu 3: Người La Mã cổ đại làm lịch như thế nào?
Câu 4: Công lịch là gì?
Bài Làm:
Câu 1:
Lịch của các nước thời xưa:
- Thời xưa các nước chưa có chung một thứ lịch, các nước phương Đông như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc v.v... đều có lịch riêng trên cơ sở tính toán một năm có 360 ngày hay 365 ngày, chia thành 12 tháng, mỗi tháng có từ 29 đến 30 ngày.
- Để giải quyết số ngày dư thừa trong năm, mỗi nước lại có cách làm riêng như Ai Cập thì thêm khoảng 5 ngày đầu năm, Trung Quốc thì thêm tháng nhuận.
- Người phương Tây, đặc biệt là người La Mã cổ đại, họ làm lịch với một cách tính một năm bằng 365 ngày, 4 năm lại có một năm nhuận 366 ngày (tháng Hai thêm một ngày).
Câu 2:
Cách giải quyết ngày dư thừa trong năm của một số nước thời xưa:
- Ai Cập thì thêm khoảng 5 ngày đầu năm
- Trung Quốc thì thêm tháng nhuận
Câu 3:
Người La Mã cổ đại họ làm lịch với một cách tính một năm bằng 365 ngày, 4 năm lại có một năm nhuận 366 ngày (tháng Hai thêm một ngày).
Câu 4:
Công lịch là:
- Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của dương lịch, gọi là Công lịch.
- Công lịch lấy năm 1 là năm tương truyền Chúa Giê-su ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN). Từ năm 1 trở đi, thời gian được tính là Công nguyên (CN).