Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 6 CTST bài 2: Thời gian trong lịch sử

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Nguyên nhân để tính thời gian là gì? 

Câu 2: Nêu cơ sở để tính thời gian? 

Câu 3: Thời gian theo âm lịch được tính như thế nào? 

Câu 4: Dương lịch là cách tính thời gian như thế nào?

Câu 5: Em hãy nêu sự khác nhau giữa lịch phương Đông và lịch phương Tây? 

Bài Làm:

Câu 1:

Nguyên nhân để tính thời gian:

- Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, phải sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian.

- Việc xác định thời gian là một nguyên tắc quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử.

Câu 2: 

Cơ sở để tính thời gian:

- Nhu cầu ghi lại những việc làm của con người trong quá khứ.

- Quan sát các hiện tượng tự nhiên như trời hết sáng đến tối, hết mùa nắng đến mùa mưa,...

- Hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng.

Câu 3: 

Cách tính thời gian theo âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng xung quanh Trái Đất. Thời gian Mặt Trăng chuyển động hết một vòng quanh Trái Đất là một tháng.

Câu 4:

Dương lịch: là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Thời gian chuyển động quanh Mặt Trời hết một vòng là một năm.

Câu 5: 

Sự khác nhau giữa lịch phương Đông và lịch phương Tây:

Người phương Đông

Người phương Tây

Dựa vào sự tuần hoàn của Mặt Trăng tính tháng, tính ngày. Một tháng gọi là một tuần trăng có 29 - 30 ngày, gọi là âm lịch.

Dựa vào thời gian Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời một vòng làm một năm và lúc đó họ tính được một năm có 365 hoặc 366 ngày, sau đó chia ra tháng, ngày gọi là dương lịch.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Lịch sử 6 chân trời bài 2: Thời gian trong lịch sử

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Theo em sự cần thiết phải xác định thời gian đối với cuộc sống con người là gì? 

Câu 2: Vì sao đối với lịch sử việc tính thời gian cực kì quan trọng? 

Xem lời giải

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Em có nhận xét gì về lịch của các nước thời xưa? 

Câu 2: Nêu cách giải quyết ngày dư thừa trong năm của một số nước thời xưa? 

Câu 3: Người La Mã cổ đại làm lịch như thế nào? 

Câu 4: Công lịch là gì? 

Xem lời giải

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Công lịch có đơn vị thời gian như thế nào? 

Câu 2: Em hãy tính một số mốc thời gian trong lịch sử Việt Nam từ năm sang thế kỉ?

Sự kiện lịch sử

Tính ra thế kỉ

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 - 43

 

Khởi nghĩa Bà Triệu năm 248

 

Khởi nghĩa Lí Bí năm 542 - 602

 

Khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 713 - 722

 

Nhà Đường buộc phải phong chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ năm 906

 

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất của Dương Đình Nghệ năm 931

 

Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938

 

 

Xem lời giải

Xem thêm các bài [Chân trời sáng tạo] Giải lịch sử và địa lí 6, hay khác:

Xem thêm các bài [Chân trời sáng tạo] Giải lịch sử và địa lí 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ