Đề cương ôn tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo học kì 1

Đề cương ôn tập môn Địa lí lớp 6 bộ sách Chân trời sáng tạo mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Địa lí 6. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.

A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

CHỦ ĐỀ 1: BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

  • HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN VÀ TỌA ĐỘ ĐỊA LÝ

1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến

- Kinh tuyến là những nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa cầu.

- Vĩ tuyến là những vòng tròn bao quanh quả Địa cầu và vuông góc với các kinh tuyến

- Kinh tuyến gốc là đường đi qua đài thiên văn Grin - Uýt ở ngoại ô Luân Đôn - thủ đô nước Anh (đánh số độ là 0°)

2. Toạ độ địa lí

- Kinh độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó tới kinh tuyến gốc.

- Vĩ độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ vĩ tuyến đi qua địa điểm đó đến vĩ tuyến gốc.

- Tọa độ địa lí của một điểm là nơi giao nhau giữa kinh độ và vĩ độ của điểm đó.

  • KÍ HIỆU VÀ CHÚ GIẢI TRÊN MỘT SỐ BẢN ĐỒ THÔNG DỤNG

1. Kí hiệu bản đồ và chú giải

 Khái niệm: Kí hiệu bản đồ là phương tiện dùng để thể hiện toàn bộ hay một phần của các sự vật và hiện tượng địa lí.

- Đặc điểm: Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc, chữ viết,...

2. Các loại kí hiệu bản đồ

- Khái niệm: Kí hiệu bản đồ là những dấu hiệu quy ước (mầu sắc, hình vẽ) thể hiện đặc trưng các đối tượng địa lí.

- Phân loại: Kí hiệu điểm, đường và diện tích.

  • TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ

1. Phương hướng trên bản đồ

- Các hướng chính trên bản đồ: Bắc, Nam, Đông, Tây.

- Xác định phương hướng trên bản đồ dựa vào: Mạng lưới kinh, vĩ tuyến; kim chỉ nam hoặc mũi tên chỉ hướng Bắc.

2. Tỉ lệ bản đồ

- Khái niệm: Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ của khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách trên thực địa.

- Phân loại: Tỉ lệ số và tỉ lệ thước.

- Nguyên tắc: Dựa vào tỉ lệ số hoặc tỉ lệ thước của bản đồ.

  • LƯỢC ĐỒ TRÍ NHỚ

1. Lược đồ trí nhớ

- Khái niệm: Là những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong trí óc con người.

- Đặc trưng bởi sự đánh dấu các địa điểm mà một người từng gặp, từng đến,...

- Ý nghĩa

+ Giúp ta hiểu về thế giới xung quanh.

+ Sắp xếp không gian và sắp xếp lại các đối tượng.

+ Phác họa hình ảnh đường đi hoặc một vùng.

2. Vẽ lược đồ trí nhớ

- Phân loại: Lược đồ trí nhớ đường đi và lược đồ một khu vực.

CHỦ ĐỀ 2: TRÁI ĐẤT - HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI

  • VỊ TRÍ TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI. HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT

1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời

-  Vị trí: Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời

- Ý nghĩa: Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là khoảng cách lí tưởng giúp cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể tồn tại và phát triển.

2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất

- Hình dạng: Trái Đất có dạng hình cầu.

 Kích thước: Trái Đất có bán kính Xích đạo là 6 378 km, diện tích bề mặt là 510 triệu km2.

-> Nhờ có kích thước và khối lượng đủ lớn, Trái Đất đã tạo ra lực hút giữ được các chất khí làm thành lớp vỏ khí bảo vệ mình.

  • CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ QUẢ

1. Chuyển động tự quay quanh trục

- Hướng: Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.

- Thời gian: Trái Đất tự quay 1 vòng quanh trục là 24h.

- Đặc điểm: Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng. Trục này nối liền hai cực của Trái Đất và nghiêng một góc 66°33' trên mặt phẳng quỹ đạo.

2. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

* Ngày đêm luân phiên

- Trái đất có dạng hình cầu.

- Chuyển động tự quay quanh trục từ tây sang đông.

-> Khắp mọi nơi trên Trái đất đều lần lượt có ngày và đêm.

* Giờ trên Trái Đất

- Khái niệm giờ

+ Giời khu vực: Bề mặt Trái Đất ra làm 24 khu vực giờ, mỗi khu vực có 1 giờ riêng.

+ Giờ địa phương: Các kinh tuyến nằm trên cùng một kinh tuyến có cùng một giờ.

- Cách tính giờ

+ Những múi giờ nằm bên trái múi giờ 0 là giờ muộn hơn giờ quốc tế (GMT, -).

+ Những múi giờ nằm bên phải múi giờ 0 là giờ sớm hơn giờ quốc tế (GMT, +).

* Sự lệch hướng chuyển động của vật thể

- Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục làm cho các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.

- Nếu nhìn xuôi theo hướng chuyển động thì: Ở nửa cầu bắc lệch về bên phải.; Ở nửa cầu nam lệch về bên trái

  • CHUYỂN ĐỘNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ QUẢ

1. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

- Quỹ đạo chuyển động: Hình elip gần tròn.

- Hướng chuyển động: Từ tây sang đông (ngược chiều kim đồng hồ).

- Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời hết 1 vòng: 365 ngày 6 giờ (I năm).

- Góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời: không đổi, nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033’.

2. Hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

* Hiện tượng các mùa trên Trái Đất

- Mùa là khoảng thời gian của năm, có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và gần như không đổi hướng khí Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.

- Đặc điểm

+ Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng, lúc này là mùa nóng và ngược lại.

+ Trong cùng một thời điểm, mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau.

- Người ta chia 1 năm ra 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

* Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

- Ở Xích đạo quanh năm luôn có ngày, đêm dài bằng nhau.

- Càng xa Xích đạo về hai cực ngày, đêm càng chênh lệch nhau.

- Ở bán cầu Bắc ngày dài, đêm ngắn thì bán cầu Nam ngày ngắn, đêm dài và ngược lại.

CHỦ ĐỀ 3: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT

  • CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT, ĐỘNG ĐẤT VÀ NÚI LỬA

1. Cấu tạo của Trái Đất

- Trái Đất cấu tạo gồm 3 lớp: Vỏ Trái Đất, man-ti và nhân.

-  Lớp vỏ Trái Đất

+ Đặc điểm: nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như đất, không khí, nước, sinh vật,...

+ Phân loại: vỏ lục địa và vỏ đại dương.

2. Các mảng kiến tạo

- Các mảng kiến tạo: Mảng Âu - Á, Mảng Thái Bình Dương, Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, Mảng Phi, Mảng Bắc Mỹ, Mảng Nam Mỹ và Mảng Nam Cực.

+ Ngoài 7 mảng lớn còn có các mảng nhỏ khác được đánh số. 

- Đặc điểm

+ Các địa mảng có sự di chuyển: tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

+ Các cặp mảng xô vào nhau: mảng Âu - Á và mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, mảng Thái Bình Dương và mảng Âu - Á, mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ.

3. Động đất

- Là hiện tượng lớp vỏ Trái Đất rung chuyển với nhiều cường độ khác nhau và diễn ra trong thời gian ngắn.

- Hậu quả: Làm đổ nhà cửa, các công trình xây dựng; Có thể gây nên lở đất, biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biển.

- Biện pháp: Dự báo động đất, di dân xa các đới đứt gãy, các khu vực có rung chấn,…

4. Núi lửa

- Là hiện tượng phun trào măcma lên trên bề mặt Trái Đất. Do mac-ma từ trong lòng Trái Đất theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bề mặt.

- Hậu quả

+ Tích cực: Tạo cảnh quan du lịch, đất giàu dinh dưỡng phát triển nông nghiệp, tạo điện nhiệt,…

+ Tiêu cực: Thiệt hại về con người, ô nhiễm môi trường, đời sống và sản xuất của con người.

- Biện pháp: Sơ tán dân ở khu vực gần núi lửa, gần đới đứt gãy, dự báo,…

  • QUÁ TRÌNH NỘI SINH VÀ NGOẠI SINH. CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CHÍNH. KHOÁNG SẢN

1. Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh

- Nội sinh là quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất. Làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá,.....Tạo ra các dạng địa hình lớn (châu lục, miền, cao nguyên, núi cao,…).

- Ngoại sinh là quá trình xảy ra bên ngoài bề mặt Trái Đất. Phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới. Tạo ra các dạng địa hình nhỏ (nấm đá, hang động, bãi bồi,…).

2. Các dạng địa hình chính

- Núi: Độ cao so với mực nước biển từ 500m trở lên. Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Đỉnh nhọn, sườn dốc.

- Đồi: Không quá 200m so với vùng đất xung quanh. Là dạng địa hình nhô cao. Đỉnh tròn, sườn thoải.

- Cao nguyên: Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên. Vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, có sườn dốc, dựng đúng thành vách.

- Đồng bằng: Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m. Là dạng địa hình thấp, bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.

3. Khoáng sản

+ Khoáng sản là những khoáng vật và khoáng chất có ích trong tự nhiên trong vỏ Trái Đất mà con người có thể khai thác để sử dụng trong sản xuất và đời sống.

+ Mỏ khoáng sản là nơi tập trung khoáng sản có trữ lượng và chất lượng có thể khai thác để sử dụng vào mục đích kinh tế.

- Phân loại: Khoáng sản năng lượng, kim loại và phi kim.

- Thời gian hình thành rất dài, vài trăm hoặc triệu năm nên cần khai thác và sử dụng hợp lí.

Bài tập & Lời giải

Câu 1: Cấu tạo của Trái Đất gồm?

Xem lời giải

Câu 2: Động đất, núi lửa là gì? Nguyên nhân, hậu quả?

Xem lời giải

Câu 3: Quá trình nội sinh và ngoại sinh là gì, cho ví dụ?

Xem lời giải

 Câu 4: Kể tên các dạng địa hình chính, nước ta có các đồng bằng lớn nào?

Xem lời giải

 Câu 5: Vì sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?

Xem lời giải

Câu 6: Thời tiết khác khí hậu như thế nào?

Xem lời giải

Câu 7: Động đất là gì? Nguyên nhân gây ra động đất? Em hãy nêu một số tác hại do động đất gây ra, em có những biện pháp nào để giảm những tác hại đó?

Xem lời giải

Câu 8: Trình bày hiện tượng tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả của nó?

Xem lời giải

Câu 9: Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại kí hiệu nào? Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Đề cương ôn tập lớp 6 Chân trời sáng tạo, hay khác:

Để học tốt Đề cương ôn tập lớp 6 Chân trời sáng tạo, loạt bài giải bài tập Đề cương ôn tập lớp 6 Chân trời sáng tạo đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ