A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Ứng phó với các tình huống nguy hiểm
a. Nhận biết các tình huống nguy hiểm và hậu quả của nó
* Nhận biết các tình huống nguy hiểm
- Tình huống nguy hiểm là những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe doạ nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
- Tình huống nguy hiểm từ con người:
+ Khái niệm: là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây tổn thất cho con người và xã hội.
+ Ví dụ: bắt cóc, cướp giật tài sản, bạo lực học đường, bạo lực gia đình…
- Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên:
+ Khái niệm: là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội.
+ Ví dụ: động đất, sóng thần, bão lũ, giông lốc, sạt lở…
* Hậu quả của các tình huống nguy hiểm
- Huỷ hoại tài sản của con người và xã hội.
- Làm tổn hại đến tính mạng, tinh thần của các cá nhân.
- Gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội
b. Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người
- Bình tĩnh, suy nghĩ thật kĩ, tìm kiếm sự hỗ trợ và cách ứng phó phù hợp, an toàn nhất.
- Khi gặp tình huống nguy hiểm khó có thể đối đầu, cần trốn chạy, kêu cứu. Sau đó tìm cách để lại dấu vết, thông tin để báo cho người thân, công an và những người xung quanh.
- Một số trường hợp bắt cóc, bị xâm hại, nên cân nhắc đánh thật mạnh vào chỗ hiểm của kẻ xấu nếu có thể để bảo vệ mình.
- Nếu cảm thấy sự an toàn của bản thân hay người khác bị đe doạ, em có thể gọi điện đến các số máy khẩn cấp dưới đây:
+ Số 111 – Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em
+ Số 112 – Yêu cầu trợ giúp khản cấp, tìm kiếm cứu nạn toàn quốc
+ Số 113 – cảnh sát
+ Số 114 – Phòng cháy chữa cháy
+ Số 115 – Cứu thương
+ 18001507 – Đường dây nóng hỗ trợ trẻ em
2. Tiết kiệm
a. Tiết kiệm và biểu hiện của tiết kiệm
- Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lí tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
- Tiết kiệm biểu hiện ở việc:
+ Chi tiêu hợp lí;
+ Tắt các thiết bị điện và khoá vòi nước khi không sử dụng;
+ Sắp xếp thời gian làm việc khoa học;
+ Sử dụng hợp lí và khai thác hiệu quả tài nguyên (nước, khoáng sản,...);
+ Bảo quản đồ dùng học tập, lao động khi sử dụng, bảo vệ của công...
b. Ý nghĩa của tiết kiệm
- Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng lao động của bản thân mình và của người khác.
- Khi tiết kiệm, không chỉ có thể giảm gánh nặng cho gia đình, thể hiện lối sống văn minh mà còn có điều kiện để giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.
c. Cách rèn luyện tính tiết kiệm
Để rèn luyện tính tiết kiệm, chúng ta cần:
+ Tắt thiết bị điện khi không cần thiết.
+ Sử dụng hợp lí nước sạch, tiền bạc,..
+ Sắp xếp thời gian làm việc khoa học, hiệu quả.
+ Bảo quản đồ dùng học tập, lao động…
3. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a. Khái niệm công dân
- Công dân là cá nhân, con người cụ thể, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi, có các quyền và nghĩa cụ theo quy định pháp luật của một quốc gia.
- Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước.
b. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
c. Căn cứ xác định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Người có quốc tịch Việt Nam là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cả cha và mẹ đều là công dân Việt Nam.
+ Khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, nếu có sự thoả thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng kí khai sinh cho con.
+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thoả thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.
+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.
+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú ở Việt Nam, còn cha không rõ là ai.
+ Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.
4. Quyền và nghĩa vụ của công dân
a. Thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?
- Quyền cơ bản của công dân là những lợi ích cơ bản mà người công dân được hưởng và được luật pháp bảo vệ.
- Nghĩa vụ cơ bản của công dân là yêu cầu bắt buộc của nhà nước mà mọi công dân phải thực hiện nhằm đáp ứng lợi ích của nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Công dân Việt Nam có quyền và phải thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
b. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam theo Hiến pháp 2013
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định:
- Công dân Việt Nam đều được hưởng các quyền cơ bản như:
+ Quyền bất khả xâm phạm về thân thể;
+ Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình;
+ Quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lí nhà nước và xã hội;
+ Quyền bình đẳng;
+ Quyền tự do ngôn luận;
+ Quyền tự do đi lại.
+ Quyền tự do kinh doanh;...
- Công dân Việt Nam cần thực hiện các nghĩa vụ cơ bản như:
+ Trung thành với Tổ quốc;
+ Tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam;
+ Bảo vệ Tổ quốc;
+ Bảo vệ môi trường;
+ Nộp thuế.
5. Quyền cơ bản của trẻ em
a. Tìm hiểu các quyền cơ bản của trẻ em
* Khái niệm
- Quyền trẻ em là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ.
* Các nhóm quyền trẻ em
- Nhóm quyền được sống còn
- Nhóm quyền được bảo vệ
- Nhóm quyền được phát triển
- Nhóm quyền được tham gia
b. Ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em
* Ý nghĩa của quyền trẻ em
- Quyền trẻ em có ý nghĩa rất quan trọng, là điều kiện cần thiết để cho trẻ em được sống, được phát triển toàn diện trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, an toàn, lành mạnh, bình đẳng.
* Ý nghĩa của việc thực hiện quyền trẻ em
- Thực hiện quyền trẻ em để trẻ em được yêu thương, chăm sóc, giáo dục, vui chơi giải trí, được sống hạnh phúc, tạo điều kiện để xây dựng gia đình hạnh phúc; là điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần của trẻ em.
* Bổn phận của trẻ em
- Bổn phận của trẻ em đối với đất nước:
+ Tôn trọng pháp luật.
+ Tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
+ Yêu quê hương, đất nước, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…
- Bổn phận của trẻ em đối với gia đình:
+ Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
+ Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình.
- Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường:
+ Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường.
+ Rèn luyện đạo đức, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.
+ Chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường.
- Bổn phận của trẻ em đối với bản thân:
+ Sống trung thực, khiêm tốn.
+ Không đánh bạc, không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác.
6. Thực hiện quyền trẻ em
a. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em
- Tích cực chủ động thực hiện các quyền trẻ em để phát triển và bảo vệ phát triển bản thân một cách toàn diện.
- Đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em và lên án, phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
b. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em
* Trách nhiệm của gia đình
- Tiến hành khai sinh cho trẻ.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.
- Tạo điều kiện, khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động trường, xã hội.
- Tạo điều kiện cho trẻ học tập.
- Tạo điều kiện cho trẻ vui chơi, giải trí.
- Tạo điều kiện cho trẻ phát triển năng khiếu.
- Bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho trẻ, tránh khỏi các nguy cơ bị xâm hại, bị lạm dụng bị mua bán.
* Trách nhiệm của nhà trường
- Đảm bảo quyền học tập, vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu…của trẻ.
- Bảo vệ tính mạng, sức khỏe , nhân phẩm, danh dự cho trẻ, bí mật về đời sống riêng tư cho trẻ.
- Quản lí trẻ em và giáo dục để trẻ thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.
* Trách nhiệm của xã hội
- Đảm bảo tất cả trẻ em được hưởng và thực hiện quyền trẻ em.
- Xây dựng, ban hành, thực hiện các chủ trương, các chính sách… về quyền trẻ em.
- Cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi của trẻ.
- Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
Bài tập & Lời giải
Câu 1: Các bạn T, D trong các trường hợp dưới đây có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao?
a. T được sinh ra và lớn lên Hà Nội, có bố là người Anh, mẹ mang quốc tịch Việt Nam. Bố mẹ T quyết định sinh sống tại Việt Nam và đăng kí khai sinh cho T ở Việt Nam.
b. D là con lai, em có màu tóc, màu mắt của người Châu Âu. Ai cũng bảo em giống người Pháp nhưng từ khi sinh ra em lại không biết bố mẹ mình là ai. Em đang được nuôi dạy tại một nhà Dòng ở Sài Gòn.
Xem lời giải
Câu 2: Bố mẹ lo sợ bị bạn xấu lôi kéo rủ rê nên đã kiểm soát bạn H rất chặt chẽ. Hằng ngày, bố mẹ luôn tự đưa đón H đi học dù nhà gần trường. Bố mẹ còn không cho H tham gia bất cứ hoạt động ngoại khoá nào do lớp hoặc trường tổ chức. Thậm chí có lần, H còn bắt gặp mẹ đang đọc nhật kí của mình. H rất buồn nhưng chỉ in lặng không dám nói gì.
a. Em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành động im lặng của H trong trường hợp trên?
b. Nếu em là H, em sẽ làm gì để bảo vệ các quyền cơ bản của mình?
Xem lời giải
Câu 3: Em hãy chỉ ra được những hoạt động thể hiện quyền trẻ em mà em đã được hưởng trong cuộc sống hằng ngày. ( ít nhất là 6 hoạt động).
Xem lời giải
Câu 4: Em hiểu thế nào là quyền cơ bản của công dân? Hãy kể tên một số quyền cơ bản mà công dân Việt Nam được hưởng.
Xem lời giải
Câu 5: Nga năm nay lên lớp 6 và anh trai đang học lớp 8. Từ lúc mới chào đời, Nga và anh trai đã được bố mẹ đưa đi tiêm phòng đầy đủ, được khám chữa bệnh khi ốm đau. Hằng ngày, hai anh em được bố mẹ nấu cho những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi đến tuổi đi học, bố mẹ đưa hai anh em đến trường và tạo điều kiện để hai anh em học tập. Nga và anh trai còn được bố mẹ quan tâm, tạo điều kiện để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh và giao lưu kết bạn với những bạn bè cùng độ tuổi.
Em hãy cho biết những quyền nào của trẻ em được đề cập đến trong trường hợp trên?
Xem lời giải
Câu 6: Trên đường đi làm về, bác Nga phát hiện một đứa bé sơ sinh ở gốc đa đầu làng. Thấy em bé khóc, đói, không ai chăm sóc nên bác đã bế em bé về nhà, làm các thủ tục nhận con nuôi và đặt tên cho bé là Bình An.
Câu hỏi: Theo em, bé Bình An có được mang quốc tịch Việt Nam không? Vì sao?