Đề cương ôn tập KHTN 6 Chân trời sáng tạo học kì 2

Đề cương ôn tập môn KHTN lớp 6 bộ sách Chân trời sáng tạo mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn KHTN 6. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống

- Thế giới sống có thế phân loại dựa vào một số các tiêu chí sau: đặc điểm tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, môi trường sống, kiểu dinh dưỡng,…

- Virus có 3 hình dạng chính là:

  • Dạng xoắn (virus khảm thuốc lá, virus dại…)
  • Dạng hình khối (virus cúm, virus viêm kết mạc…)
  • Dạng hỗn hợp (phage)

- Vai trò của vi khuẩn 

Đối với tự nhiên: Tham gia vào quá trình phân hủy xác sinh vật và chất thải hữu cơ làm sạch môi trường.

Đối với con người: Chế biến thực phẩm

- Nấm thường sống ở những nơi ẩm ướt như đất ẩm, rơm rạ, thức ăn, hoa quả,…

- Thực vật được chia thành các ngành là: ngành Rêu, ngành Dương xỉ, ngành Hạt trần và ngành Hạt kín.

- Căn cứ vào xương cột sống động vật được chia thành hai nhóm: Động vật không xương sống; Động vật có xương sống

- Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi trường sống.

Chủ đề 9: Lực

- Lực là sự đẩy hoặc sự kéo của vật này lên vật khác. Lực được kí hiệu bằng chữ F.

- Khối lượng là số đo lượng chất của một vật. Khi không tính bao bì thì khối lượng đó được gọi là khối lượng tịnh.

-  Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng.

- Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lượng được kí hiệu là P.

- Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

- Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

- Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.

Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống

- Động năng: năng lượng mà một vật có do chuyển động.

- Thế năng hấp dẫn: năng lượng có được khi vật ở trên cao so với mặt đất (ngay cả khi vật không chuyển động).

- Thế năng đàn hồi: những vật như lò xo, dây cao su,… khi bị biến dạng có năng lượng ở dạng thế năng đàn hồi.

- Quang năng: Mặt Trời, ngọn lửa, bóng đèn…. phát ra ánh sáng. Ánh sáng mang năng lượng gọi là quang năng.

- Nhiệt năng: năng lượng phát ra từ các nguồn nhiệt.

Chủ đề 11: Trái Đất và bầu trời

- Hiện tượng Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn khi quan sát từ Trái Đất: Khi tự quay quanh trục của nó, Trái Đất sẽ bắt đầu quay từ Tây sang Đông. Theo trục góc nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo. Mặt nào của Trái Đất hướng về phía mặt trời sẽ là ban ngày, mặt còn lại bị khuất bóng sẽ là ban đêm. Dựa theo đúng quy luật chuyển động từ Tây sang Đông đó mà người ta thấy hiện tượng Mặt trời mọc hướng Đông và lặn hướng Tây. 

- Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng từ Mặt Trời. 

- Một số hình dạng của mặt trăng:

ef

- Trong hệ Mặt Trời, ngoài Mặt Trời còn có hai nhóm:

  • Nhóm gồm 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng.
  • Nhóm hai gồm các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch.

zx

Bài tập & Lời giải

Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống

Bài tập 1: Hình dưới mô phỏng hình dạng và cấu tạo của loại virus nào?

è

Bài tập 2: Những loại sinh vật nào sống trên trái đất? Chúng khác nhau như thế nào về đặc điểm sinh học?

Xem lời giải

Chủ đề 9: Lực

Bài tập 1: Trong trường hợp cầu thủ bắt bóng trước khung thành, thì lực của tay tác dụng vào quả bóng đã làm nó thay đổi như nào ?

Bài tập 2: Khi một vận động viên bắt đầu đẩy quả tạ, vận động viên đã tác dụng vào quả tạ lực gì?

Xem lời giải

Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống

Bài tập 1: Cầu thủ đá quả bóng bay lên cao so với mặt đất. Hỏi tại độ cao bất kì quả bóng có những năng lượng nào?

Bài tập 2: Khi sử dụng nồi cơm điện, năng lượng điện đã chuyển hóa thành năng lượng chủ yếu nào?

Bài tập 3: Kể tên các dạng năng lượng xung quanh chúng ta. Lấy ví dụ chứng tỏ năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác.

Xem lời giải

Chủ đề 11: Trái Đất và bầu trời

Bài tập 1: Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa của Trái Đất?

Bài tập 2: Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn vì?

Bài tập 3: Hệ mặt trời là gì? Ngôi sao nào gần trái đất nhất?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Đề cương ôn tập lớp 6 Chân trời sáng tạo, hay khác:

Để học tốt Đề cương ôn tập lớp 6 Chân trời sáng tạo, loạt bài giải bài tập Đề cương ôn tập lớp 6 Chân trời sáng tạo đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ