Đề cương ôn tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo học kì 1

Đề cương ôn tập môn Lịch sử lớp 6 bộ sách Chân trời sáng tạo là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Lịch sử 6. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Chủ đề Nội dung Kiến thức cần nhớ
Tại sao cần học lịch sử Lịch sử là gì Lịch Sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay

Lí do cần học lịch sử:

  • Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.
  • Hiểu được tổ tiên, ông cha đã sống, lao động, đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay.
  • Đúc kết những bài học kinh nghiệm quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai.

 

Thời gian trong lịch sử
  • Âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
  • Dương lịch là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.

Cách tính thời gian: 

  • Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của Dương lịch, gọi là Công lịch.
  • Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê-xu (người sáng lập ra đạo Thiên Chúa) ra đời làm năm 1. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN).
  • Theo Công lịch, một năm có 12 tháng hay 365 ngày (năm nhuận thêm 1 ngày). Một thập kỉ là 10 năm. Một thế kỉ là 100 năm. Một thiên niên kỉ là 1000 năm.
Thời kỳ nguyên thủy

 

 

 

 

Nguồn gốc loài người

Quá trình tiến hóa từ vượn thành người:

  • Cách đây khoảng từ 5 triệu đến 6 triệu năm, có loài Vượn người đã xuất hiện.
  • Khoảng 4 triệu năm trước, một nhánh Vượn người đã tiến hóa thành người tối cổ có khả năng đứng thẳng, đi bằng hai chân, biết ghè đẽo đá làm công cụ. 
  • Khoảng 150.000 năm trước, người tinh khôn xuất hiện, có cấu tạo cơ thể giống người ngày nay. 

Dấu tích người tối cổ ở Đông Nam Á:

  • Người tối cổ  xuất hiện khá sớm ở Đông Nam Á, hoá thạch đầu tiên được tìm thấy ở đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a) 
  • Ở Việt Nam, nhiều công cụ đá của Người tối cổ được tìm thấy ở nhiều nơi như An Khê (Gia Lai),  Xuân Lộc (Đồng Nai),  Núi Đọ (Thanh Hóa).
Xã hội nguyên thủy

Xã hội nguyên thủy đã trải qua 2 giai đoạn phát triển:

  • Bầy người nguyên thủy: gồm vài gia đình sinh sống cùng nhau, có người đứng đầu, có sự phân công lao động giữa nam và nữ. 
  • Công xã thị tộc: gồm các gia đình có quan hệ huyết thống sinh sống cùng nhau, đứng đầu là tộc trưởng. Nhiều thị tộc sống cạnh nhau, có quan hệ họ hàng, gắn bó với nhau hợp thành bộ lạc. 

Đời sống vật chất của người nguyên thủy:

  • Từ công cụ thô sơ như rìu cầm tay hay mảnh tước, dần dần con người biết dùng bàn mài để mài lưỡi rìu, biết dùng cung tên… Nhờ có lao động, con người đã từng bước tự cải biến và hoàn thiện mình. 
  • Người nguyên thủy sống lệ thuộc vào tự nhiên. Phụ nữ và trẻ em hái lượm các loại quả. Đàn ông săn bắt thú rừng. Qua hái lượm và săn bắt, người nguyên thuỷ biết trồng trọt và chăn nuôi, bắt đầu sống định cư.

Đời sống tinh thần của người nguyên thủy phong phú, tiến bộ:

  • Đã có tục chôn cất người chết.
  • Vẽ tranh trên vách đá…
Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

Việc phát hiện và sử dụng công cụ kim loại đưa đến nhiều chuyển biến trong đời sống kinh tế của con người:

  • Khai phá đất hoang, tăng diện  tích trồng trọt.
  • Tăng năng suất lao động.
  • Xuất hiện như nghề luyện kim, chế tạo công cụ lao động, chế tạo vũ khí.

Nhờ có công cụ lao động bằng kim loại, con người đã tạo ra được một lượng sản phẩm dư thừa. => Tình trạng tư hữu xuất hiện => xã hội có sự phân hóa giàu – nghèo.

Xã hội cổ đại

 

 

Ai Cập cổ đại

Điều kiện tự nhiên:

  • Ai Cập cổ đại nằm ở đông bắc châu Phi, nằm bên lưu vực sông Nin.
  • Sông Nin mang đến nguồn nước, nguồn lương thực dồi dào, là tuyến đường giao thông chủ yếu giữa các vùng ở Ai Cập cổ đại.

Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại:

  • Khoảng năm 3200 TCN, vua Na-mơ đã thống nhất nhà nước Ai Cập cổ đại.
  • Đứng đầu   nhà nước Ai Cập cổ đại là các pha-ra-ông có quyền lực tối cao.
  • Năm 30 TCN, người La Mã xâm chiếm và cai trị Ai Cập cổ đại.

Thành tựu tiêu biểu:

  • Chữ viết: khắc chữ tượng hình nên các phiến đá, giấy pa-pi-rút
  • Toán học: giỏi về hình học.
  • Kiến trúc và điêu khắc: Kim tự tháp, tượng bán thân Nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti, phiến đá Na-mơ…
Lưỡng Hà cổ đại

Điều kiện tự nhiên:

  • Lưỡng Hà  thuộc khu vực Tây Á, nằm trên lưu vực hai con sông   lớn Ti-gơ-rơ  và Ơ-phơ-rát. 
  • Là một vùng bình nguyên rộng lớn, bằng phẳng, đất đai màu mỡ do nhận được phù sa từ sông ngòi.
  • Ở đây, người ta biết làm nông nghiệp từ rất sớm. Họ trồng chà là, rau củ, ngũ cốc và thuần dưỡng động vật.
  • Không có biên giới thiên nhiên hiểm trở, đi lại dễ dàng nên hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa Lưỡng Hà với những vùng xung quanh rất phát triển.

Thành tựu văn hóa tiêu biểu:

  • Chữ viết: chữ hình nêm hay hình góc.
  • Văn học: sử thi Gin-ga-mét nói về một  người anh hùng huyền thoại của Lưỡng Hà.
  • Luật pháp: năm 1750 TCN, bộ luật  Ha-mu-ra-bi ra đời, quy định những nguyên tắc đời sống như quan hệ cộng đồng, buôn bán, xây dựng,…
  • Toán học: hệ thống đếm số 60 làm cơ sở.
  • Công trình kiến trúc nổi tiếng là vườn treo Ba-bi-lon.
Ấn Độ cổ đại

Điều kiện tự nhiên:

  • Ấn Độ thuộc khu vực Nam Á, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông.
  • Phía bắc được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a. Dãy Vin-di-a chia địa hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn.
  • Vùng Bắc Ấn là đồng bằng sông Ấn và sông Hằng. 
  • Cư dân Ấn Độ sống chủ yếu ở lưu vực hai con sông. Nông nghiệp là ngành kinh tế chính.

Thành tựu văn hóa tiêu biểu:

  • Tôn giáo: sáng tạo ra Phật giáo, Hin-đu giáo
  • Chữ viết: dùng chữ Phạn. 
  • Văn học: các tác phẩm lớn là Kinh Vê-đa, sử thi Ramayana và sử thi Mahabharata
  • Khoa học tự nhiên: Phát minh ra hệ thống 10 chữ số, biết sử dụng thuốc tê, thuốc mê khi phẫu thuật, biết sử dụng thảo mộc để chữa bệnh, các công trình kiến trúc và điêu khắc là: chùa hang A-gian-ta và đại bảo tháp San-chi.

Bài tập & Lời giải

Câu 1: Chọn các dữ kiện điền vào chỗ trống

a. lịch sử                                     b. xuất hiện

c. biến đổi                                   d. tương lai

e. bài học kinh nghiệm                 f. cội nguồn

g. thời gian                                  h. khoa học

i. hoạt động                                 j. loài người

k. quá khứ                                   l. đấu tranh

Mọi sự vật xung quanh chúng ta đều phát sinh, tồn tại và ................. theo...................... Xã hội................. cũng vậy. Quá trình đó chính là lịch sử. 

................... là những gì đã xảy ra trong......................................................... bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi..................đến nay.

Môn Lịch Sử là môn ..................... tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồm toàn bộ những ..................... của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

Học lịch sử để biết được ................... của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, ..............................như thế nào để có được đất nước ngày nay. Học lịch sử còn để đúc kết những …………… …………………………………….. của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và ………………………………………………

Xem lời giải

Câu 2: Ngạn ngữ có câu: “Nói có sách, mách có chứng”. Theo em câu ngạn ngữ đó có đúng trong phương pháp nghiên cứu và học lịch sử không? Tại sao?

Xem lời giải

Câu 3: Trước Công nguyên được tính từ khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 0 Công lịch. 

B. Trước năm 0 Công lịch. 

C. Trước năm 1 Công lịch.

D. Sau năm 1 Công lịch.

Xem lời giải

Câu 4: Chọn các dữ kiện điền vào chỗ trống

a. quy luật                                             b. quan sát

c. dương lịch.                                        d. một năm

e. âm lịch                                              f. thời gian

g. một tháng                                          h. một vòng

i. Trái Đất

Dựa vào.................và tính toán, người xưa đã phát hiện....................... di chuyển của Mặt Trăng, ........................, Mặt Trời để tính..................... và làm ra lịch.

............là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Thời gian Mặt Trăng chuyển động hết ................quanh Trái Đất là.................

...............là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Thời gian Trái Đất chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời là...................

Xem lời giải

Câu 5: Em hãy điền những từ hoặc cụm từ phù hợp vào chỗ trống để thể hiện sự xuất hiện của Người tinh khôn trong quá trình tiến hoá.

Khoảng............................... năm trước, Người tinh khôn, còn được gọi là..................đã xuất hiện. Người tinh khôn có bộ não............................... và cấu tạo cơ thể................................ Sự xuất hiện của ............................... đánh dấu quá trình chuyển biến từ Vượn người thành người đã hoàn thành.

Xem lời giải

Câu 6: Ghi Ð vào trước câu đúng, S trước câu sai.

(   )  Người tối cổ xuất hiện khá muộn ở Đông Nam Á.

(   ) Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) những nhà khảo cổ học tìm được dấu tích của Người tối cổ.

(   ) Hoá thạch đầu tiên của Người tối cổ được tìm thấy trên đảo ở Thái Lan.

(   ) Nhiều công cụ đá ghè đẽo tinh vi, hiện đại của Người tối cổ cũng được tìm thấy ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam.

(   ) Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), các nhà khoa học còn phát hiện được những chiếc răng Người tối cổ cách ngày nay khoảng 2 triệu năm.

Xem lời giải

Câu 7: So sánh sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn để làm rõ quá trình tiến hoá của loài người theo bảng sau:

Đặc điểm

Người tối cổ

Người tinh khôn

Thời gian xuất hiện

 

 

Cấu tạo cơ thể:

- Hình dáng

- Thể tích não

 

 

Xem lời giải

Câu 8: Em hãy điền những từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để thể hiện sự phát triển trong cách thức lao động của người nguyên thuỷ.

Qua hái lượm, người nguyên thuỷ phát hiện những hạt ngũ cốc, những loại rau quả có thể......................... được. Từ săn bắt, họ dần phát hiện những con vật có thể. ........................ và...................

Cùng với sự phát triển của công cụ đá mài,..................................,………………………và ………………., người nguyên thuỷ đã bắt đầu đời sống ......................

Xem lời giải

Câu 9: Công cụ lao động và vũ khí bằng kim loại ra đời sớm nhất ở

A. Tây Á và Đông Nam Á. 

B. Tây Á và Bắc Phi. 

C. Tây Á và Nam Mĩ.

D. Tây Á và Nam Á.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Đề cương ôn tập lớp 6 Chân trời sáng tạo, hay khác:

Để học tốt Đề cương ôn tập lớp 6 Chân trời sáng tạo, loạt bài giải bài tập Đề cương ôn tập lớp 6 Chân trời sáng tạo đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ