Câu 1: Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là
- A. 3/14.
- B. 4/7.
- C. 1/7.
-
D. 3/7.
Câu 2: Hòa tan một lượng copper (II) oxide vào dung dịch hydrochloric acid. Hiện tượng quan sát được là
- A. Không có hiện tượng gì.
- B. Copper (II) oxide chuyển thành màu đỏ.
-
C. Copper (II) oxide tan dần tạo dung dịch có màu xanh.
- D. Copper (II) oxide tan dần, có khí thoát ra.
Câu 3: Cho 3,16 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số mol HCl bị oxi hóa là
-
A. 0,10.
- B. 0,05.
- C. 0,16.
- D. 0,02.
Câu 4: Nguyên tử N có số oxi hóa bằng 0 trong phân tử
- A. NH3
- B. NO2
- C. HNO3
-
D. N2
Câu 5: Xét phương trình hóa học:
Fe3O4 + dung dịch HI (dư) → X + Y + H2O.
Biết X và Y là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hoá. Các chất X và Y là
- A. FeI3 và I2.
- B. FeI3 và FeI2.
-
C. FeI2 và I2.
- D. Fe và I2.
Câu 6: Cho phản ứng phản ứng:
|
2N2O5 (g) |
⟶ 4NO2 (g) |
+ O2 (g) |
|
t1 = 0 s |
0,03 |
0 |
0 |
(M) |
t2 = 100s |
0,02535 |
0,0093 |
0,002325 |
(M) |
Tốc độ trung bình của phản ứng trong 100 s đầu tiên tính theo N2O5 (g) là
-
A. 2,325.
- B. 4,65.
- C. 9,3.
- D. 1,55.
Câu 7: Cho phản ứng: 2CO (g) + O2 (g) ⟶ 2CO2 (g).
Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào nếu tăng nồng độ CO gấp 3 lần
- A. tăng gấp 3 lần
- B. tăng gấp 6 lần
-
C. tăng gấp 9 lần
- D. giảm 3 lần
Câu 8: Với phản ứng đơn giản: aA + bB ⟶ sản phẩm, tốc độ phản ứng được tính theo công thức
-
A. v = k
- B. v = k
- C. v =
- D. v = ab
Câu 9: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng oxi hóa – khử?
- A. Na2O + H2O ⟶ 2NaOH
- B. CaCO3 ⟶ CaO + CO2 ↑
- C. H2SO4 + Ba(OH)2 ⟶ BaSO4 ↓ + 2H2O
-
D. Fe + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2 ↑
Câu 10: Dựa theo số oxi hóa, các phản ứng hóa học được chia thành
- A. 4 loại
- B. 3 loại
-
C. 2 loại
- D. 5 loại
Câu 11: Với phản ứng có = 2. Nếu nhiệt độ tăng từ 30°C lên 70°C thì tốc độ phản ứng
- A. tăng gấp 4 lần
- B. tăng gấp 8 lần
- C. giảm 4 lần
-
D. tăng gấp 16 lần
Câu 12: Số oxy hóa của Cl trong các phân tử HCl, NaClO, KClO3 lần lượt là
- A. +1, −1, +3
- B. −1, +1, +3
-
C. −1, +1, +5
- D. +1, +3, +5
Câu 13: Khi trộn dung dịch Fe(NO3)2 với dung dịch HCl, thì
- A. không xảy ra phản ứng.
- B. xảy ra phản ứng thế.
- C. xảy ra phản ứng trao đổi.
-
D. xảy ra phản ứng oxi hóa – khử.
Câu 14: Hoà tan 7,8g hỗn hợp bột Al và Mg trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch axit tăng thêm 7,0g. Khối lượng nhôm và magie trong hỗn hợp đầu là:
- A. 2,7g và 1,2g
-
B. 5,4g và 2,4g
- C. 5,8g và 3,6g
- D. 1,2g và 2,4g
Câu 15: Điểm khác nhau cơ bản giữa liên kết sigma và liên kết pi là gì?
- A. Sự xen phủ giữa hai đám mây electron tham gia liên kết.
- B. Sự khác nhau về lai hóa của các orbital tham gia liên kết.
- C. Độ lớn góc liên kết: liên kết sigma tạo ra góc 1800.
-
D. Sự xen phủ giữa hai orbital tham gia liên kết: liên kết sigma (xen phủ trục), liên kết pi (xen phủ bên).
Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 12,8 gam hỗn hợp Fe và FeO bằng dung dịch HCl 0,1 M vừa đủ, thu được 2,479 lít khí (đkc).Thể tích dungdịch HCl (L) đã dùng là
- A. 1.
-
B. 4.
- C. 8.
- D. 2.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng khi dạy học nội dung hydrogen halide và hydrohalic acid
-
A. Không có yêu cầu cần đạt về viết các phương trình hoá học của phản ứng thể hiện tính acid của các dung dịch HX.
- B. Tương tác van der Waals giữa các phân tử HX được quyết định chủ yếu bởi độ âm điện của các nguyên tử X.
- C. Do năng lượng liên kết HX giảm dần từ HF đến HI nên tính acid của các dung dịch hydrohalic acid tăng dần từ HF đến HI.
- D. học sinh phải trình bày được phương pháp điều chế các dung dịch hydrohalic acid.
Câu 18: Hoà tan hoàn toàn a gam Al trong dd HNO3 loãng thấy thoát ra 44,8 lít hỗn hợp 3 khí NO, N2O và N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2:2. Giá trị của a là:
-
A. 140,4 gam
- B. 70,2 gam
- C. 35,1 gam
- D. Kết quả khác
Câu 19: Hòa tan 15 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Mg và Al vào dung dịch Y gồm HNO3 và H2SO4 đặc thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, NO2, N2O. Phần trăm khối lượng của Al và Mg trong X lần lượt là:
- A. 63% và 37%.
-
B. 36% và 64%.
- C. 50% và 50%.
- D. 46% và 54%.
Câu 20: Loại bình chứa nào sau đâycó thể sử dụng để đựng dung dịch HF?
- A. Bình thuỷ tinh màu xanh.
- B. Bình thuỷ tinh mầu nâu.
- C. Bình thuỷ tinh không màu.
-
D. Bình nhựa teflon (chất dẻo).
Câu 21: Cho 6,3 g hỗn hợp Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 3,36 lít H2 (đktc). Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là:
- A. 15,69g
-
B. 16,95g
- C. 19,65g
- D. 19,56g
Câu 22: Phản ứng nhiệt phân muối thuộc phản ứng :
- A. oxi hóa – khử.
- B. không oxi hóa – khử.
-
C. oxi hóa – khử hoặc không.
- D. thuận nghịch.
Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 13,0 gam Zn vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là:
- A. 18,9 gam
- B. 37,80 gam
- C. 28,35 gam
-
D. 39,80 gam
Câu 24: Một hỗn hợp X có khối lượng 18,2g gồm 2 Kim loại A (hóa trị 2) và B (hóa trị 3). Hòa tan X hoàn toàn trong dung dịch Y chứa H2SO4 và HNO3. Cho ra hỗn hợp khí Z gồm 2 khí SO2 và N2O. Xác định 2 kim loại A, B (B chỉ co thể là Al hay Fe). Biết số mol của hai kim loại bằng nhau và số mol 2 khí SO2 và N2O lần lượt là 0,1 mol mỗi khí.
-
A. Cu, Al
- B. Cu, Fe
- C. Zn, Al
- D. Zn, Fe
Câu 25: Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?
- A. CaO + H2O → Ca(OH)2
- B. 2NO2 → N2O4
- C. 2NO2 + 4Zn → N2 + 4ZnO
-
D. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
Câu 26: Hoà tan V L khí HCl (ở đkc) vào 185,4 gam dung dịch HCl 10% thu được dung dịch HCl 16,57%. Giá trị của V là
- A. 2,479 L.
-
B. 9,916 L.
- C. 7,437 L.
- D. 4,958 L.
Câu 27: Cho hợp kim A gồm Fe và Cu. Hòa tan hết 6 gam A bằng dung dịch HNO3 đặc nóng thì thoát ra 5,6 lít khí nâu đỏ duy nhất (đktc). Phần trăm khối lượng đồng trong mẫu hợp kim là bao nhiêu ?
- A. 45,75%
- B. 23,5%
-
C. 53,33%
- D. 85,55%
Câu 28: Cho các phản ứng sau :
a. FeO + H2SO4 đặc nóng
b. FeS + H2SO4 đặc nóng
c. Al2O3 + HNO3
d. Cu + Fe2(SO4)3
e. RCHO + H2
f. Glucozơ + AgNO3 + NH3 + H2O
g. Etilen + Br2
h. Glixerol + Cu(OH)2
Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là ?
- A. a, b, d, e, f, h.
-
B. a, b, d, e, f, g.
- C. a, b, c, d, e, g.
- D. a, b, c, d, e, h.
Câu 29: Cho phản ứng sau:
Na2SO3 + KMnO4 + KHSO4 → Na2SO4 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Sau khi cân bằng với hệ số là những số nguyên tối giản thì hệ số của K2SO4 là
- A. 2.
- B. 3.
- C. 5.
-
D. 4.
Câu 30: Cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng vừa đủ với 5,6 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm Cl2 và O2 thu được 19,7 gam hỗn hợp Z gồm 4 chất. Phần trăm thể tích của oxi trong Y là
- A. 40%
- B. 50%
-
C. 60%
- D. 70%
Câu 31: Cho sơ đồ phản ứng : Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O. Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử HNO3 là :
- A. 23x – 9y.
- B. 23x – 8y.
-
C. 46x – 18y.
- D. 13x – 9y.
Câu 32: Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với 100ml dung dịch NaF 0,05M và NaCl 0,1 M. Khối lượng kết tủa tạo thành là
- A. 1,345 gam.
- B. 3,345 gam.
- C. 2,875 gam.
-
D. 1,435 gam.
Câu 33: Hòa tan hết 7,44 gam hỗn hợp Al, Mg trong thể tích vừa đủ là 500 ml dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch A và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp hai khí đẳng mol có khối lượng 5,18 gam, trong đó có một khí bị hóa nâu trong không khí. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.
-
A. 72,85%
- B. 50%
- C. 63,75%
- D. 72,58%
Câu 34: Trong những phản ứng sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử
a) SO3 + H2O → H2SO4 b) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
c) C + H2O → CO + H2 d) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
e) Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 f) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
-
A. c,e,f
- B. a,d,e
- C. a, c, e,
- D. a,e,f
Câu 35: Cho a gam hỗn hợp A gồm FeO, CuO, Fe3O4, (có số mol bằng nhau) tác dụng vừa đủ với 250ml dung dịch HNO3 thu được dung dịch B và 3,136 lít hỗn hợp NO2 và NO có tỉ khối 90 với hidro là 20,143. Tính a và CM của HNO3.
- A. 2,85M
-
B. 7,28M
- C. 8,95M
- D. 4,86M
Câu 36: Cho bốn chất đều ở điều kiện chuẩn: O2 (g), HCl (g), O3 (g), CH4(g).
Chất nào trong bốn chất trên có enthalpy tạo thành chuẩn bằng 0?
- A. Hai chất: O2 (g) và O3 (g).
- B. Chỉ 1 chất: O3 (g).
-
C. Chỉ 1 chất: O2 (g).
- D. Hai chất: O2 (g) và CH4 (g).
Câu 37: Sục Cl2 vào nước, thu được nước clo màu vàng nhạt. Trong nước clo có chứa các chất là :
- A. Cl2, H2O.
- B. HCl, HClO.
- C. HCl, HClO, H2O.
-
D. Cl2, HCl, HClO, H2O.
Câu 38: Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế clo bằng cách
- A. điện phân nóng chảy NaCl.
- B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
- C. phân huỷ khí HCl.
-
D. cho HCl đặc tác dụng với MnO2 ; KMnO4…
Câu 39: Hãy chỉ ra mệnh đề không chính xác :
-
A. Tất cả muối AgX (X là halogen) đều không tan trong nước.
- B. Tất cả các hiđro halogenua đều tồn tại ở thể khí, ở điều kiện thường.
- C. Tất cả các hiđro halogenua khi tan vào nước đều cho dung dịch axit.
- D. Các halogen (từ F2 đến I2) tác dụng trực tiếp với hầu hết các kim loại.
Câu 40: Clorua vôi, nước Gia-ven (Javel) và nước clo thể hiện tính oxi hóa là do
-
A. chứa ion ClO-, gốc của axit có tính oxi hóa mạnh.
- B. chứa ion Cl-, gốc của axit clohiđric điện li mạnh.
- C. đều là sản phẩm của chất oxi hóa mạnh Cl2 với kiềm.
- D. trong phân tử đều chứa cation của kim loại mạnh.