Trắc nghiệm Hóa học 10 cánh diều kì II

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 10 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Nhận xét nào sau đây về nhóm halogen là không đúng:

  • A. Tác dụng với kim loại tạo muối halide.
  • B. Có đơn chất ở dạng X2.
  • C. Tác dụng với hidrogen tạo khí hydrogen halide.
  • D. Tồn tại chủ yếu ở dạng đơn chất. 

Câu 2: Phản ứng hóa học trong đó có sự truyền năng lượng từ hệ sang môi trường xung quanh nó được gọi là

  • A. Phản ứng tỏa nhiệt.
  • B. Phản ứng trung hòa.
  • C. Phản ứng thu nhiệt.
  • D. Phản ứng trao đổi. 

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol C2H2 ở điều kiện chuẩn, thu được CO2(g) và H2O(l), giải phóng 1299,48 kJ. Tính lượng nhiệt giải phóng khi đốt cháy hoàn toàn 2 gam C2H2 ở điều kiện chuẩn.

  • A. 99,46 kJ.
  • B. 49,98 kJ.
  • C. 120,36 kJ.
  • D. 142,65 kJ.

Câu 4: Phản ứng oxi hóa – khử là

  • A. phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.
  • B. phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
  • C. phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của ít nhất một nguyên tố hóa học.
  • D. phản ứng hóa học trong đó hai hay nhiều chất ban đầu sinh ra một chất mới.

Câu 5: Một số ứng dụng của các halogen được nêu ra dưới đây.

1. Khắc chữ lên thủy tinh. 

2. Dung dịch của halogen X trong cồn làm chất cầm máu, sát trùng.

3. Diệt trùng nước sinh hoạt.

4. Sử dụng làm thuốc hóa học bảo vệ thực vật.

5. Tráng phim ảnh.            

6. Trộn vào muối ăn.

7. Sản xuất phân bón.        

8. Chất tẩy uế trong bệnh viện.

Các ứng dụng của chlorine và hợp chất của chlorine là

  • A. 1, 2, 3.
  • B. 4, 5, 6.
  • C. 3, 4, 8.
  • D. 5, 6, 7. 

Câu 6: Theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì khả năng oxi hóa của các halogen đơn chất:

  • A. tăng dần.
  • B. giảm dần.
  • C. không thay đổi.
  • D. vừa tăng, vừa giảm. 

Câu 7: Trong các nguyên tố nhóm VIIA sau đây, nguyên tố nào không có đồng vị bền trong tự nhiên?

  • A. Iodine.
  • B. Chlorine.
  • C. Bromine.
  • D. Astatine.

Câu 8: Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng, dư ở nhiệt độ phòng thu được dung dịch chứa các chất

  • A. NaCl, NaClO3, NaOH.
  • B. NaCl, NaClO, NaOH, H2O.
  • C. NaCl, NaClO, H­2O.
  • D. NaCl, NaClO3, Cl2

Câu 9: Xét phương trình hóa học:

Fe3O4 + dung dịch HI (dư)  →    X + Y + H2O.

Biết X và Y là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hoá. Các chất X và Y là

  • A. FeI3 và I2.
  • B. FeI3 và FeI2.
  • C. FeI2 và I2.
  • D. Fe và I2.

Câu 10:  Hòa tan một lượng copper (II) oxide vào dung dịch hydrochloric acid. Hiện tượng quan sát được là

  • A. Không có hiện tượng gì.
  • B. Copper (II) oxide chuyển thành màu đỏ.
  • C. Copper (II) oxide tan dần tạo dung dịch có màu xanh.
  • D. Copper (II) oxide tan dần, có khí thoát ra. 

Câu 11: Cho phản ứng: aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, tối giản nhất. Tổng (a + b) bằng

  • A. 6.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 12: Hoà tan V L khí HCl (ở đkc) vào 185,4 gam dung dịch HCl 10% thu được dung dịch HCl 16,57%. Giá trị của V là

  • A. 2,479 L.
  • B. 9,916 L.
  • C. 7,437 L.
  • D. 4,958 L.

Câu 13: Hòa tan 16,2 gam hỗn hợp gồm aluminum và silver tác dụng với lượng dư dung dịch hydrochloric acid thu được 7,437 L khí (đkc). Khối lượng silver trong hỗn hợp là

  • A. 2,7 gam.
  • B. 10,8 gam.
  • C. 5,4 gam.
  • D. 10 gam.

Câu 14: Biến thiên enthalpy của các phản ứng phụ thuộc vào yếu tố nào trong các yếu tố sau:

(1) Điều kiện xảy ra phản ứng.

(2) Trạng thái vật lý của các chất.

(3) Số lượng chất tham gia.

(4) Số lượng chất sản phẩm.

  • A. (1) và (2).
  • B. (3) và (4).
  • C. (1) và (3).
  • D. (2) và (4).

Câu 15: Một số ứng dụng của hydrogen halide và hydrohalic acid hiện nay được cho dưới đây.

(1) Hàng năm, thế giới cần hàng chục triệu tấn hydrogen chloride để sản xuất hydrochloric acid.

(2) Một lượng lớn hydrochloric acid được dùng trong sản xuất nhựa, phân bón, thuốc nhuộm, …

(3) Hydrochloric acid được sử dụng cho quá trình thuỷ phân các chất trong sản xuất và chế biến thực phẩm.

(4) Hydrofluoric acid hoặc hydrogen fluoride phản ứng với chlorine được dùng để sản xuất fluorine.

(5) Trong công nghiệp hydrochloric acid dùng để tẩy rửa các oxide của sắt trên bề mặt của thép.

(6) Hydrogen fluoride được dùng để sản xuất chất làm lạnh hydrochlorofluorocarbon HCFC thay chế chất CFC, chất chảy cryolite, …

(7) Hydrogen fluoride được dùng trong các quá trình chế biến dầu mỏ, trong công nghiệp hạt nhân….

Số phát biểu đúng là

  • A. 6.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5. 

Câu 16: Số oxi hóa của S trong hợp chất KAl(SO4)2 là

  • A. -2.
  • B. +2.
  • C. +4.
  • D. +6.

Câu 17: Nhiệt tạo thành chuẩn của khí Nitrogen trong phản ứng hóa học là

  • A. 0 kJ/mol.
  • B. 1 kJ/mol.
  • C. 273 kJ/mol.
  • D. 298 kJ/mol.

Câu 18:  NO2(g) được hình thành từ sự kết hợp của NO(g) và O2(g) theo phản ứng sau:

2NO(g) + O2(g) → 2NO2(g)

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng có giá trị (cho enthalpy tạo thành chuẩn củaO2(g): 0 kJ/mol; NO(g): 90,25 kJ/mol; NO2(g): 33,18 kJ/mol).

  • A. +57,07 kJ.
  • B. –114,14 kJ.
  • C. –57,07 kJ.
  • D. +114,14 kJ.

Câu 19: Sắp xếp các thao tác hợp lí khi tiến hành thí nghiệm giữa hydrogen và chlorine trong phòng thí nghiệm:

1. Đốt cháy khí hydrogen.

2. Cho một ít nước vào bình chứa khí chlorine.

3. Đưa dòng khí hydrogen vào bình chứa khí chlorine.

4. Thu khí chlorine vào bình kín và điều chế khí hydrogen bằng bình kíp.

5. Lắc đều bình khí sau phản ứng, cho một mẩu quỳ tím vào để xác định sản phẩm tạo thành.

  • A. 2, 3, 4, 5, 1.
  • B. 1, 2, 3, 4, 5.
  • C. 4, 2, 1, 3, 5.
  • D. 4, 2, 1, 5, 3. 

Câu 20: Phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt gọi là

  • A. phản ứng thu nhiệt.
  • B. phản ứng tỏa nhiệt.
  • C. phản ứng oxi hóa – khử.
  • D. phản ứng phân hủy.

Câu 21: Cho 0,05 mol muối calcium halide tác dụng với lượng dư dung dịch silver nitrate thu được 18,8 gam kết tủa. Công thức phân tử của muối calcium halide là

  • A. CaI2.
  • B. CaF2.
  • C. CaBr2.
  • D. CaCl2.

Câu 22: Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hoá của 2 nguyên tử nitrogen lần lượt là

  • A. – 4 và +6.
  • B. +1 và +1.
  • C. -3 và +5.
  • D. -3 và +6. 

Câu 23: Khi calcium phản ứng với nước, nhiệt độ thay đổi từ 18°C đến 39°C. Phản ứng của calcium với nước là

  • A. phản ứng thuận nghịch.
  • B. phản ứng phân hủy.
  • C. phản ứng tỏa nhiệt.
  • D. phản ứng thu nhiệt.

Câu 24: Phản ứng xảy ra khi pin được sử dụng trong điện thoại, máy tính, … giải phóng năng lượng dưới dạng

  • A. nhiệt năng.
  • B. điện năng.
  • C. cơ năng.
  • D. hóa năng.

Câu 25: Cho phản ứng tổng quát sau: aA + bB → mM + nN.

Công thức tính tốc độ trung bình của phản ứng (Trắc nghiệm Hóa học 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án): Tốc độ phản ứng hóa học) nào sau đây không đúng? Biết DC, Dt lần lượt là biến thiên nồng độ và biến thiên thời gian tương ứng.

  • A. Trắc nghiệm Hóa học 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án): Tốc độ phản ứng hóa học = 
  •  
  •  
  • B. Trắc nghiệm Hóa học 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án): Tốc độ phản ứng hóa học 
  • C. Trắc nghiệm Hóa học 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án): Tốc độ phản ứng hóa học =  
  • D. Trắc nghiệm Hóa học 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án): Tốc độ phản ứng hóa học = 

 

Câu 26: Anion  có cấu hình electron lớp ngoài cùng là . Vậy trong các phản ứng oxi hoá khử, ion  có khả năng thể hiện

  • A. Tính base.
  • B. Tính oxi hoá.
  • C. Tính khử.
  • D. Tính acid.

Câu 27: Enthalpy tạo thành chuẩn của các đơn chất bền bằng

  • A. +1 kJ .
  • B. -1 kJ .
  • C. +2 kJ .
  • D. 0 kJ .

Câu 28: Cho các phát biểu sau:

(1) Với đa số các phản ứng, khi nhiệt độ tăng lên 10oC thì tốc độ phản ứng tăng từ 2 đến 4 lần. Giá trị  = 2 – 4 này gọi là hệ số nhiệt độ Van’t Hoff.

(2) Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng, sau phản ứng khối lượng chất xúc tác giảm đi.

(3) Với phản ứng có  = 2, nếu nhiệt độ tăng từ  lên  thì tốc độ phản ứng tăng lên 16 lần.

(4) Thức ăn chậm bị ôi, thiu hơn khi được bảo quản trong tủ lạnh.

(5) Bệnh nhân suy hô hấp cần thở oxygen thay vì không khí (chứa khoảng 21% thể tích oxygen).

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 29: Trường hợp nào sau đây là quá trình chuyển hóa từ hóa năng thành nhiệt năng?

  • A. Than được đốt để đun sôi nước.
  • B. Sử dụng pin mặt trời trong đời sống.
  • C. Nước đá bốc hơi trong phòng kín.
  • D. Hòa tan đường saccarose với nước cất.

Câu 30: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Tốc độ tức thời của phản ứng là tốc độ phản ứng tại một thời điểm nào đó.
  • B. Tốc độ phản ứng có thể nhận giá trị dương hoặc âm.
  • C. Tốc độ trung bình của phản ứng là tốc độ tính trung bình trong một khoảng thời gian phản ứng.
  • D. Tốc độ phản ứng nổ của khí bình gas lớn hơn tốc độ của phản ứng gỉ sắt.

Câu 31: Giá trị của hằng số tốc độ phản ứng (k) phụ thuộc vào

  • A. nhiệt độ và bản chất các chất phản ứng.
  • B. nhiệt độ và áp suất.
  • C. áp suất và bản chất các chất phản ứng.
  • D. nhiệt độ và độ ẩm.

Câu 32: Số oxi hóa của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là

  • A. hóa trị của nguyên tố đó trong hợp chất.
  • B. điện tích của nguyên tử nguyên tố đó với giả định đây là hợp chất ion.
  • C. số nguyên tử của nguyên tố đó trong hợp chất.
  • D. số khối của nguyên tử nguyên tố đó trong hợp chất.

Câu 33: Cho hai thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho mảnh Mg có khối lượng là a gam vào dung dịch HCl 2M dư.

Thí nghiệm 2: Cho mảnh Mg có khối lượng là a gam vào dung dịch HCl 0,5M dư.

So sánh tốc độ phản ứng ở hai thí nghiệm trên.

  • A. Tốc độ phản ứng của thí nghiệm 1 nhỏ hơn thí nghiệm 2.
  • B. Tốc độ phản ứng của thí nghiệm 1 lớn hơn thí nghiệm 2.
  • C. Tốc độ phản ứng của hai thí nghiệm bằng nhau.
  • D. Không thể so sánh được tốc độ phản ứng của hai thí nghiệm.

Câu 34: Áp suất của các chất phản ứng ở thể khí càng lớn, tốc độ phản ứng

  • A. càng nhỏ.
  • B. càng ổn định.
  • C. càng lớn.
  • D. tăng gấp đôi.

Câu 35: Hằng số tốc độ phản ứng có giá trị đúng bằng tốc độ phản ứng khi

  • A. nồng độ các chất phản ứng bằng nhau.
  • B. nồng độ các chất phản ứng bằng nhau và bằng 1M.
  • C. khối lượng của các chất phản ứng bằng nhau.
  • D. nồng độ các chất sản phẩm bằng nhau và bằng 1M.

Câu 36:  Đốt cháy hoàn toàn 1 mol C2H2 ở điều kiện chuẩn, thu được CO2(g) và H2O(l), giải phóng 1299,48 kJ. Tính lượng nhiệt giải phóng khi đốt cháy hoàn toàn 2 gam C2H2 ở điều kiện chuẩn.

A. 99,46 kJ.

B. 49,98 kJ.

C. 120,36 kJ.

D. 142,65 kJ.

Câu 37: Phản ứng của H2 và I2 là phản ứng đơn giản: H2(g) + I2(g) → 2HI(g). Nếu nồng độ của H2 tăng lên 3 lần thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?

  • A. tăng lên 3 lần.
  • B. giảm đi 3 lần.
  • C. tăng lên 9 lần.
  • D. giảm đi 9 lần.

Câu 38:  Trong các phản ứng sau, phản ứng nào thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử?

  • A. Cu(OH)2 + 2HCl →  CuCl2 + 2H2O.
  • B. 3Mg + 4H2SO4 →  3MgSO4 + S + 4H2O.
  • C. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.
  • D. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ¯ + 2HCl.

Câu 39: Chất khử là chất

  • A. Nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
  • B. Nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
  • C. Nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
  • D. Nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.

Câu 40: Số oxi hóa của Fe trong hợp chất Fe2O3 là

  • A. +2.
  • B. +3.
  • C. +4.
  • D. +6.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa học 10 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa học 10 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập