Câu 1: Chọn phát biểu đúng về orbital nguyên tử (AO)?
- A. Quỹ đạo chuyển động của electron.
- B. Bề mặt có mật độ electron bằng nhau của đám mây electron.
- C. Vùng không gian bên trong đó các electron chuyển động.
-
D. Vùng không gian quanh nhân, trong đó có xác suất gặp electron khoảng 90%.
Câu 2: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 7 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là?
- A. 7.
- B. 9
- C. 15
-
D. 17.
Câu 3: Tại sao các nguyên tố Fluorine, Chlorine và Iodine lại được xếp vào cùng một nhóm của Bảng tuần hoàn?
- A. Fluorine, Chlorine và Iodine đều dễ dàng phản ứng với oxygen.
- B. Fluorine, Chlorine và Iodine có cùng số lớp electron.
-
C. Fluorine, Chlorine và Iodine có cùng số electron ở lớp vỏ ngoài cùng.
- D. Fluorine, Chlorine và Iodine đều là kim loại.
Câu 4: Làm thế nào để một ion calcium có điện tích +2 trở nên trung hòa?
- A. Bằng cách nhường đi một electron.
- B. Bằng cách nhận thêm một electron.
- C. Bằng cách nhường hai electron.
-
D. Bằng cách nhận thêm hai electron.
Câu 5: Hỗn hợp có thể tách riêng các chất thành phần bằng phương pháp lọc là:
- A. Bột than và bột sắt.
- B. Giấm và rượu
-
C. Cát và muối.
- D. Đường và muối.
Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố X có sự sắp xếp electron trên các orbital của nguyên tử như hình dưới đây. X là nguyên tố nào?
- A. Carbon (Z = 6).
- B. Nitrogen (Z = 7).
-
C. Oxygen (Z = 8).
- D. Fluorine (Z = 9).
Câu 7: Câu nào mô tả đúng những thay đổi mà Mendeleev đã thực hiện trong sự phát triển của bảng tuần hoàn?
- A. Ông đã sắp xếp các nguyên tố theo thứ tự số hiệu nguyên tử, hoán đổi một số nguyên tố để các nguyên tố trong cùng một nhóm có tính chất tương tự nhau và để lại khoảng trống cho các nguyên tố đã khám phá ra.
- B. Ông đã sắp xếp các nguyên tố theo thứ tự khối lượng nguyên tử, hoán đổi một số nguyên tố để các nguyên tố trong cùng một nhóm có tính chất khác nhau và để lại khoảng trống cho các nguyên tố chưa được khám phá.
-
C. Ông sắp xếp các nguyên tố theo thứ tự khối lượng nguyên tử, hoán đổi một số nguyên tố để các nguyên tố trong cùng một nhóm có tính chất tương tự và để lại khoảng trống cho các nguyên tố chưa được khám phá.
- D. Ông đã sắp xếp các nguyên tố theo thứ tự số hiệu nguyên tử, hoán đổi một số nguyên tố để các nguyên tố trong cùng một nhóm có tính chất tương tự và để lại khoảng trống cho các nguyên tố chưa được khám phá.
Câu 8: Mặc dù chlorine có độ âm điện là 3,16 xấp xỉ nitrogen là 3,04 nhưng giữa các phân tử HCl không tạo được liên kết hydrogen với nhau, trong khi giữa các phân tử NH3 tạo được liên kết hydrogen với nhau, nguyên nhân là do
- A. Tổng số nguyên tử trong phân tử NH3 nhiều hơn so với phân tử HCl.
- B. Độ âm điện của chlorine nhỏ hơn của nitrogen.
- C. Phân tử NH3 chứa nhiều nguyên tử hydrogen hơn phân tử HCl.
-
D. Kích thước nguyên tử chlorine lớn hơn nguyên tử nitrogen nên mật độ điện tích âm trên chlorine không đủ lớn để hình thành liên kết hydrogen.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây phù hợp với sự hình thành liên kết giữa K và Cl trong phân tử KCl
-
A. Nguyên tử K nhường electron, nguyên tử Cl nhận electron để trở thành các ion.
- B. Nguyên tử K nhường electron, nguyên tử Cl nhường electron để trở thành các ion.
- C. Nguyên tử K nhận electron, nguyên tử Cl nhường electron để trở thành các ion.
- D. Nguyên tử K nhận electron, nguyên tử Cl nhận electron để trở thành các ion.
Câu 10: Cho những hiện tượng sau:
1) Cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa.
2) Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan dần.
3) “Ma trơi” là ánh sáng xanh (ban đêm) do phosphine (PH3) cháy trong không khí.
4) Giấy quỳ tím khi nhúng vào dung dịch acid bị đổi thành màu đỏ.
5) Khi đốt cháy than tổ ong (cũng như pháo) tỏa ra nhiều khí độc (CO2, SO2,…) gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Những hiện tượng vật lí là
-
A. 1, 2.
- B. 2, 4.
- C. 4, 5.
- D. 2, 3.
Câu 11: Khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì khẳng định nào đúng khi nói về sự thay đổi tính chất trong chu kì 3?
- A. Tính acid của các oxide cao nhất giảm dần.
- B. Độ âm điện của các nguyên tố giảm dần.
- C. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần.
-
D. Tính base của các hydroxide giảm dần.
Câu 12: Chọn định nghĩa đúng về ion. Ion là
- A. Phân tử bị mất hay nhận thêm electron.
-
B. Phần tử mang điện tạo ra từ nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử.
- C. Hạt vi mô mang điện dương hay âm.
- D. Phần tử tạo bởi các hạt mang điện.
Câu 13: X, Y, Z và W đều là các nguyên tố thuộc chu kì nhỏ trong bảng tuần hoàn. Vị trí tương đối của chúng trong bảng tuần hoàn được thể hiện trong hình vẽ.
X |
Y |
|
|
Z |
W |
Phát biểu nào sau đây không đúng?
-
A. Bán kính nguyên tử: W > Z > Y >X.
- B. Độ âm điện của nguyên tố X lớn hơn nguyên tố Y.
- C. Hydroxide tương tứng của W có tính acid mạnh hơn hydroxide tương tứng của Z.
- D. Tính phi kim của nguyên tố Y lớn hơn nguyên tố Z.
Câu 14: Khẳng định nào sai khi nói về ba ion Na+, , F-
- A. 3 ion trên có cấu hình electron giống nhau.
- B. 3 ion trên có số neutron khác nhau.
- C. 3 ion trên có số electron bằng nhau.
-
D. 3 ion trên có số proton bằng nhau.
Câu 15: Kí hiệu và số electron tối đa có trên lớp electron ứng với giá trị n = 2 tương ứng là
- A. Lớp L và 2e.
-
B. Lớp L và 8e.
- C. Lớp K và 6e.
- D. Lớp K và 8e.
Câu 16: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử kim loại nào sau đây có electron độc thân ở orbital s? (Cho số hiệu nguyên tử của Cr = 24, Ni = 28, Co = 27, Fe = 26)
-
A. Chromium
- B. Nickel
- C. Cobalt
- D. Iron
Câu 17: Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử?
- A. PH3.
-
B. H2O.
- C. H2S.
- D. CH4.
Câu 18: Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết
- A. Cộng hoá trị không phân cực.
- B. Hydrogen.
-
C. Cộng hoá trị có cực.
- D. Ion.
Câu 19: Tương tác van der Waals được hình thành do
- A. Tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các phân tử.
- B. Lực hút tĩnh điện giữa các phân tử phân cực.
-
C. Tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa nguyên tử hay phân tử.
- D. Tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử.
Câu 20: Cho các nguyên tố 4Be, 11Na, 12Mg, 19K. Tính bazơ của các hydroxide được xếp theo thứ tự:
- A. KOH < NaOH < Mg(OH)2 < Be(OH)2.
- B. Be(OH)2 > Mg(OH)2 > KOH > NaOH.
-
C. Be(OH)2 < Mg(OH)2 < NaOH < KOH.
- D. Mg(OH)2 < Be(OH)2 < NaOH < KOH.
Câu 21: Hoàn thành nội dung sau : Xét các nguyên tử, cation và anion có cùng số electron ở lớp vỏ.“Bán kính nguyên tử...(1) bán kính cation tương ứng và ... (2) bán kính anion tương ứng”.
- A. (1): lớn hơn, (2): bằng.
-
B. (1): lớn hơn, (2): nhỏ hơn.
- C. (1): nhỏ hơn, (2): bằng.
- D. (1): nhỏ hơn, (2): lớn hơn.
Câu 22: Chất nào sau đây được coi là nhiên liệu của tương lai?
- A. Chlorine (Cl2).
-
B. Hydrogen (H2).
- C. Oxygen (O2).
- D. Nitrogen (N2).
Câu 23: Trong bảng tuần hoàn, khối nguyên tố d nằm ở vị trí nào?
- A. Bên trái bảng tuần hoàn.
-
B. Ở giữa bảng tuần hoàn.
- C. Nằm xen kẽ, không có quy luật.
- D. Bên phải bảng tuần hoàn.
Câu 24: Công thức cấu tạo đúng của phân tử CO2là
- A. O = C → O.
- B. O ← C → O.
-
C. O = C = O.
- D. O = C – O.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một cặp e chung.
-
B. Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử kim loại với phi kim.
- C. Liên kết cộng hóa trị không cực là kiên kết giữa 2 nguyên tử của các nguyên tố phi kim.
- D. Liên kết cộng hóa trị phân cực trong đó cặp e chung bị lệch về phía 1 nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
Câu 26: Số electron tối đa ở lớp thứ 3 là
- A. 32.
- B. 28.
- C. 8.
-
D. 18.
Câu 27: Nguyên tố nào sau đây thuộc khối nguyên tố d?
- A. 18Ar.
- B. 20Ca.
-
C. 24Cr.
- D. 19K.
Câu 28: Dãy chất được sắp xếp theo chiều tăng dần sự phân cực liên kết trong phân tử
- A. Cl2, NaCl, HCl.
- B. HCl, Cl2, NaCl.
-
C. Cl2, HCl, NaCl.
- D. NaCl, Cl2, HCl.
Câu 29: Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hydrogen là RH3. Trong oxide mà R có hoá trị cao nhất thì oxygen chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là
- A. S.
- B. P.
-
C. N.
- D. As.
Câu 30: Dãy phân tử nào cho dưới đây phân tử nào đều không phân cực?
-
A. N2, CO2, Cl2, H2.
- B. Cl2, SO2, N2, F2.
- C. N2, HI, Cl2, CH4.
- D. N2, Cl2, H2, HCl.
Câu 31: Cho số hiệu nguyên tử của Li = 3, O = 8, Na = 11, Mg = 12, P =15, S = 16, Cl = 17, Ar = 18. , Fe = 26, Dãy chứa các nguyên tố thuộc khối nguyên tố p là
- A. Na, Li, Mg.
- B. Fe, Ar, Cl.
- C. Li, O, Ar.
-
D. O, S, P.
Câu 32: Tổ chức IUPAC đề xuất ký hiệu Ds cho nguyên tố Darmstadtium - có số hiệu nguyên tử là 110 để vinh danh nơi phát hiện ra nguyên tố (Darmstadt, Đức). Sử dụng bảng tuần hoàn và cho biết: Phát biểu nào sau đây về Darmstadtium không đúng?
- A. Ds thuộc ô số 110 trong bảng tuần hoàn.
- B. Ds thuộc khối nguyên tố p.
-
C. Số khối của nguyên tử Ds là 110.
- D. Ds thuộc chu kì 7 của bảng tuần hoàn.
Câu 33: Nguyên tố R có công thức oxide cao nhất là RO2. Công thức của hợp chất khí với hydrogen là
- A. HR.
-
B. RH4.
- C. RH3.
- D. H2R.
Câu 34: Các nguyên tố Cl, C, Mg, Al, S đều tạo hợp chất oxide với oxygen. Dãy được sắp xếp theo thứ tự tăng dần hóa trị cao nhất với oxygen là
- A. Cl, C, Mg, Al, S.
- B. Cl, Mg, Al, C, S.
-
C. Mg, Al, C, S, Cl.
- D. S, Cl, C, Mg, Al.
Câu 35: Oxygen, sulfur, selenium và tellurium đều thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Điểm chung của các nguyên tố là
- A. Các nguyên tố có tính chất vật lí tương tự nhau.
- B. Các nguyên tố trên đều là phi kim.
- C. Các nguyên tố trên đều có 6 lớp electron.
-
D. Các nguyên tố trên đều có 6 electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 36: Có các chất được biểu diễn bằng các công thức hóa học sau: O2, Zn,CO2, CaCO3, Br2,cH2, CuO, Cl2. Số các đơn chất và hợp chất trong các chất trên là:
-
A. 3 hợp chất và 5 đơn chất.
- B. 5 hợp chất và 3 đơn chất.
- C. 4 hợp chất và 4 đơn chất.
- D. 6 hợp chất và 2 đơn chất.
Câu 37: Câu nào sau đây sai?
- A. Lực van der Waals tương đối yếu, nhưng lực van der Waals càng mạnh thì nhiệt độ nóng chảy và sôi của chất càng cao.
- B. Lực van der Waals là một lực liên phân tử có mặt ở khắp mọi nơi thuộc về tương tác tĩnh điện.
-
C. Liên kết hydrogen là lực liên phân tử bền chặt chỉ có thể tồn tại giữa các phân tử.
- D. Khi hình thành liên kết hydrogen thì phải chứa nguyên tử hydrogen và nguyên tử ở hai phía của nguyên tử hydrogen phải có độ âm điện mạnh và bán kính nguyên tử nhỏ.
Câu 38: Năng lượng liên kết của liên kết H-Cl là 431,4kJ/mol, phát biểu nào sau đây về năng lượng liên kết là đúng?
- A. Hấp thụ 431,4kJ năng lượng trên mỗi 1 mol liên kết H-Cl được tạo ra.
-
B. Hấp thụ 431,4kJ năng lượng trên mỗi 1 mol liên kết H-Cl bị phá vỡ.
- C. Năng lượng 431,4kJ được giải phóng cho mỗi 2 mol H-Cl liên kết được tạo ra.
- D. Năng lượng 431,4kJ được giải phóng cho mỗi 1 mol liên kết H-Cl bị phá vỡ.
Câu 39: Tương tác van der Waals tồn tại giữa:
- A. Hạt neutron.
- B. Ion.
- C. Hạt proton.
-
D. Phân tử.
Câu 40: Khẳng định nào dưới đây là đúng? Trong nguyên tử hydrogen electron thường được tìm thấy
- A. cả bên trong và bên ngoài hạt nhân vì electron luôn được tìm thấy ở bất kì chỗ nào trong nguyên tử.
-
B. bên ngoài hạt nhân song ở gần hạt nhân vì electron bị hút bởi hạt proton.
- C. bên ngoài hạt nhân và thường ở xa hạt nhân vì thể tích nguyên tử là mây electron của nguyên tử đó.
- D. trong hạt nhân nguyên tử.