Trắc nghiệm Hóa học 10 cánh diều kì I (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 10 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Tantalum carbide (TaC) và hafnium carbide (HfC) là những vật liệu có thể chịu được nhiệt độ tới . Chúng là các vật liệu tiềm năng cho

  • A. sản xuất đồ gia dụng.
  • B. phần vỏ chịu nhiệt của những con tàu vũ trụ.
  • C. phần vỏ của các loại bóng đèn.
  • D. sản xuất băng dính chịu nhiệt.

Câu 2: Nguyên tử sodium (Na) có 11 proton trong hạt nhân. Khi Na tác dụng với khí chlorine (Cl2) sẽ thu được muối sodium chloride (NaCl), trong đó Na tồn tại ở dạng ion Na+. Ion Na+ có bao nhiêu proton trong hạt nhân?

  • A. 11.
  • B. 12.
  • C. 10.
  • D. 13.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hình dạng của orbital nguyên tử?

  • A. AO s hình số tám nổi; AO p hình cầu.
  • B. AO s hình vuông; AO p hình cầu.
  • C. AO s hình cầu; AO p hình số tám nổi.
  • D. AO s hình cầu; AO p hình vuông.

Câu 4: Số khối (A) của một nguyên tử bằng

  • A. tổng số proton và số electron.
  • B. tổng số proton và neutron.
  • C. tổng số neutron và electron.
  • D. tổng số proton, neutron và electron.

Câu 5: Số electron tối đa trên mỗi phân lớp ns, np, nd, nf lần lượt là

  • A. 1, 3, 5, 7.
  • B. 2, 4, 6, 8.
  • C. 2, 6, 10, 14.
  • D. 3, 7, 9, 15.

Câu 6: Số thứ tự của ô nguyên tố bằng

  • A. số hiệu nguyên tử.
  • B. số neutron.
  • C. số lớp electron.
  • D. số electron lớp ngoài cùng.

Câu 7: Tập hợp các nguyên tố hóa học mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron gọi là

  • A. ô nguyên tố.
  • B. nhóm.
  • C. chu kì.
  • D. dãy nguyên tố.

Câu 8: Đối tượng nghiên cứu của hóa học là

  • A. sự phát triển của thực vật và thực vật.
  • B. khí quyển và sự biến đổi khí hậu.
  • C. sự phát triển của loài người.
  • D. chất và sự biến đổi của chất.

Câu 9: Cho các nguyên tố: X (Z = 11); Y (Z = 13); T (Z = 17). Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố tăng dần theo thứ tự là:

  • A. T < Y < Z.
  • B. X < T < Y.
  • C. T < X < Y.
  • D. X < Y < T.

Câu 10: Độ âm điện () là đại lượng đặc trưng cho

  • A. khả năng nhường electron liên kết của một nguyên tử trong phân tử.
  • B. khả năng hút electron liên kết của một nguyên tử trong phân tử.
  • C. số nguyên tử của một nguyên tố trong phân tử.
  • D. khối lượng của nguyên tố trong phân tử.

Câu 11: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, xu hướng biến đổi tính acid, tính base của hydroxide nào sau đây là đúng?

  • A. Tính acid có xu hướng tăng dần, tính base có xu hướng giảm dần.
  • B. Tính acid có xu hướng giảm dần, tính base có xu hướng tăng dần.
  • C. Tính acid và tính base đều có xu hướng tăng dần.
  • D. Tính acid và tính base đều có xu hướng giảm dần.

Câu 12: Công thức hydroxide của nguyên tố Na (Z = 11) và nguyên tố S (Z = 16) lần lượt là:

  • A. NaOH; H2SO3.
  • B. Na(OH)2; H2SO4.
  • C. NaOH; H2SO4.
  • D. Na(OH)2, H2SO3.

Câu 13: Chất nào sau đây thường được sử dụng để điều trị nhiều bệnh ung thư?

  • A. Cisplatin [Pt(NH3)2Cl2].
  • B. Sodium bicarbonate (NaHCO3).
  • C. Hydrochloric acid (HCl).
  • D. Sodium hydrogen sulfite (NaHSO3).

Câu 14: Nguyên tử nitrogen (Z = 7) có

  • A. 2 electron độc thân.
  • B. 3 electron độc thân.
  • C. 4 electron độc thân.
  • D. 1 electron độc thân.

Câu 15: Lớp ngoài cùng của oxygen (Z = 8) có bao nhiêu electron, bao nhiêu AO?

  • A. 6 electron và 3 AO.
  • B. 4 electron và 3 AO.
  • C. 6 electron và 4 AO.
  • D. 4 electron và 4 AO.

Câu 16: Nguyên tử Aluminium (Al) có số hiệu nguyên tử là 13. Nguyên tố Al là

  • A. nguyên tố s.
  • B. nguyên tố p.
  • C. nguyên tố d.
  • D. nguyên tố f.

Câu 17: Cho các nguyên tố sau: O (Z = 8); C (Z = 6); Mg (Z = 12); Ne (Z = 10). Những nguyên tố thuộc cùng một chu kì là

  • A. O, C và Ne.
  • B. O, C và Mg.
  • C. Mg và Ne.
  • D. C, Mg và Ne.

Câu 18: Nhóm A gồm những loại nguyên tố nào sau đây?

  • A. Nguyên tố s và nguyên tố p.
  • B. Nguyên tố d và nguyên tố f.
  • C. Nguyên tố s và nguyên tố d.
  • D. Nguyên tố p và nguyên tố f.

Câu 19: Các nguyên tố nhóm IA có đặc điểm về cấu hình electron tương tự nhau như thế nào?

  • A. Đều có 1 lớp electron.
  • B. Đều có 1 electron lớp ngoài cùng.
  • C. Đều có 2 lớp electron.
  • D. Đều có 2 electron lớp ngoài cùng.

Câu 20: Bán kính nguyên tử của nguyên tố nào sau đây nhỏ nhất trong bảng tuần hoàn?

  • A. H.
  • B. C.
  • C. He.
  • D. Be.

Câu 21: Số electron tối đa trên lớp L là

  • A. 4.
  • B. 6.
  • C. 2.
  • D. 8.

Câu 22: Cho các nguyên tố A, B, C, D có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 12, 13, 14. Trong các nguyên tố trên, nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là

  • A. nguyên tố A.
  • B. nguyên tố B.
  • C. nguyên tố C.
  • D. nguyên tố D.

Câu 23: Cấu hình electron bền của nguyên tử Cu (Z = 29) là

  • A. 
  • B. 
  • C. 
  • D. 

Câu 24: Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản là 48, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Nguyên tố Y là

  • A. sodium (Na).
  • B. calcium Ca).
  • C. boron (B).
  • D. magnesium (Mg).

Câu 25: Theo định luật tuần hoàn: Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất biển đổi như thế nào theo chiều tăng của điện tích hạt nhân?

  • A. Không theo quy luật.
  • B. Tuần hoàn.
  • C. Chỉ tuần hoàn trong một nhóm.
  • D. Chỉ tuần hoàn trong một chu kì.

Câu 26: Nguyên tố X có Z = 19. Công thức oxide và hydroxide cao nhất của X lần lượt là

  • A. Na2O, NaOH.
  • B. SO3; H2SO4.
  • C. K2O; KOH.
  • D. KO, K(OH)2.

Câu 27: Theo quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì

  • A. phi kim mạnh nhất là fluorine.
  • B. phi kim mạnh nhất là bromine.
  • C. kim loại mạnh nhất là lithium.
  • D. kim loại yếu nhất là caesium.

Câu 28: Nguyên tử nguyên tố magnesium có 3 lớp electron, trong đó lớp ngoài cùng có 2 electron. Số proton trong nguyên tử magnesium là

  • A. 10.
  • B. 13.
  • C. 11.
  • D. 12.

Câu 29: Anion X- có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là . Nguyên tố X là

  • A. chlorine.
  • B. fluorine.
  • C. sodium.
  • D. potassium.

Câu 30: Cho 4,8 gam kim loại M thuộc nhóm IIA tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là

  • A. Ca.
  • B. Zn.
  • C. Mg.
  • D. Ba.

Câu 31: Ở điều kiện thường, hợp chất ion thường tồn tại ở dạng

  • A. rắn hoặc khí
  • B. tinh thể rắn
  • C. lỏng
  • D. khí

Câu 32: Nguyên tử khối là

  • A. khối lượng tuyệt đối của một nguyên tử.
  • B. khối lượng tương đối của một nguyên tử.
  • C. tổng số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử.
  • D. tổng số proton và electron trong nguyên tử.

Câu 33: Những liên kết có lực liên kết yếu như

  • A. liên kết hydrogen và tương tác van der Waals.
  • B. liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
  • C. liên kết ion và liên kết hydrogen.
  • D. liên kết hydrogen và liên kết cộng hóa trị.

Câu 34: Một loại liên kết rất yếu, hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các cực trái dấu của phân tử, gọi là

  • A. liên kết cộng hóa trị.
  • B. liên kết ion.
  • C. tương tác van der Waals.
  • D. liên kết cho – nhận.

Câu 35: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Liên kết ion chỉ có trong hợp chất
  • B. Các hợp chất được tạo nên từ cation và anion là hợp chất ion
  • C. Liên kết ion hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình
  • D. Hợp chất KNO3 tạo nên bởi các ion đơn nguyên tử

Câu 36: Liên kết hydrogen là

  • A. liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
  • B. liên kết được hình thành bởi một hay nhiều cặp electron chung giữa hai nguyên tử.
  • C. liên kết mà cặp electron chung được đóng góp từ một nguyên tử.
  • D. liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron riêng.

Câu 37: A và B là hai nguyên tố trong cùng một chu kì và ở hai nhóm liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân của hai nguyên tử A và B bằng 15. Hai nguyên tố đó là

  • A. C và N.
  • B. N và O.
  • C. P và S.
  • D. Na và Mg.

Câu 38: Ảnh hưởng nào của liên kết hydrogen đến tính chất của các chất không đúng?

  • A. Làm tăng nhiệt độ nóng chảy của các chất.
  • B. Làm giảm độ điện li, tính axit của các chất.
  • C. Làm giảm độ tan của các chất.
  • D. Làm tăng nhiệt độ sôi của các chất.

Câu 39: Số lượng liên kết giữa các phân tử càng nhiều, lực liên kết càng mạnh thì

  • A. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của chất đó càng thấp.
  • B. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của chất đó càng ổn định.
  • C. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của chất đó càng cao.
  • D. nhiệt độ nóng chảy của chất đó càng cao và nhiệt độ sôi của chất đó càng thấp.

Câu 40: So sánh nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của các chất F2, Cl2, Br2, I2.

  • A. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy: F2 > Cl2 > Br2 > I2.
  • B. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy: F2 < Cl2 < Br2 < I2.
  • C. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy: F> Br2 > I2 > Cl2.
  • D. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy: F2 < Br2 < I2 < Cl2.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa học 10 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa học 10 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập