A. Kiến thức trọng tâm
I. Sinh quyển
- Khái niệm: Sinh quyển là quyển trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.
-
Giới hạn: Gồm toàn bộ thủy quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vò phong hóa.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật
1. Khí hậu
- Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt độ nhất định. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí: Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi là những nơi môi trường tốt để sinh vật phát triển.
- Ánh sáng: Ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của sinh vật.
2. Đất
- Có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển và phân bố của sinh vật do mỗi loại đất có đặc tính lí, hóa và độ phì khác nhau.
3. Địa hình
- Độ cao và hướng sườn: Ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi.
- Độ cao: Khi lên cao, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau.
4. Sinh vật
- Thực vật tạo nơi cư trú và nguồn thức ăn cho động vật.
=>Nơi thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
- Con người có thể mở rộng hay thu hẹp sự phân bố của sinh vật.
B. Bài tập & Lời giải
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Trang 67 sgk Địa lí 10
Quan sát hình 18: Nhiệt độ giảm và lượng mưa thay đổi theo độ cao đã tạo nên các vành đai thực vật nào ở núi Ki-Ii-man-gia-rô?
Xem lời giải
Trang 68 sgk Địa lí 10
Hãy tìm một số ví dụ chứng tỏ thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố động vật.
Xem lời giải
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 68 sgk Địa lí 10
Sinh quyển là gì ? Sinh vật có phân bổ đều trong toàn bộ chiều dầy của sinh quyển? Tại sao?
Xem lời giải
Câu 2: Trang 68 sgk Địa lí 10
Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng như thế nào tới sư phát triển và phân bố của sinh vật?
Xem lời giải
Câu 3: Trang 68 sgk Địa lí 10
Hãy tìm những nguyên nhân có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật ở địa phương của em.