Câu 2: Nêu đặc điểm của giai đoạn Cổ kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta?
Bài Làm:
Giai đoạn Cổ kiến tạo là giai đoạn sau giai đoạn Tiền Cambri. Đây là giai đoạn có tính chất quyết đinh đến lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta với ba đặc điểm như sau:
- Thứ nhất, Diễn ra trong thời gian khá dài, tới 477 triệu năm bắt đầu từ kỉ Cambri và kết thúc vào kỉ Krêta.
- Thứ hai, Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sủ phát triển tự nhiên nước ta.
- Có thể nói, lãnh thổ nước ta lúc bấy giờ vẫn đang chìm ngập dưới biển và dần được nâng lên bởi các pha uốn nếp trong các kì vận động tạo núi.
- Các đá trầm tích biển phân phối rộng khắp trên lãnh thổ, đặc biệt là đá vôi tuổi Đêvôn và Cacbon-Pecmi có nhiều ở miền Bắc. Tại một số vùng trũng sụt lún trên đất liền được bồi lấp bởi các trầm tích lục địa vào đại Trung sinh và hình thành nên các mỏ than ở Quảng Ninh, Quảng Nam; các đá cát kết, cuội kết màu đỏ sẫm ở khu vực Đông Bắc.
- Các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi như Khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum ở đại Cổ Sinh hay các dãy núi có hưỡng vòng cung ở Đông Bắc ở đại Trung Sinh.
- Ngoài ra, kèm theo các hoạt động uốn nếp tạo núi là các đứt gãy, động đất với các loại đá macma xâm nhập và macma phun trào như granit, riôlit, anđêzit cùng các khoáng sản quý như: đồng, sắt, thiếc, vàng, bạc, đá quý.
- Cuối cùng, đây chính là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển thể hiện rõ nhất đó chính là các hóa đá san hô tuổi Cổ sinh, các hóa đá than tuổi Trung sinh cùng nhiều hóa đá cổ khác. Bởi cho đến thời điểm này, các điều kiện có địa lí của vùng nhiệt đới ẩm ở nước ta vào giai đoạn này đã được hình thành và phát triển thuận lợi.